PPP trong y tế có khả thi?

Theo quyết định 71/2010/QĐ - TTg của Chính phủ, y tế là một trong 8 lĩnh vực được thí điểm mô hình hợp tác công tư (PPP). giữa năm ngoái, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị thúc đẩy mô hình này trong lĩnh vực y tế nhằm tăng cường đầu tư và đẩy nhanh chất lượng khám chữa bệnh. Thế nhưng tình trạng cố thu hồi vốn thật nhanh từ thiết bị y tế đã được đầu tư làm nảy sinh nhiều vấn đề.

Theo quyết định 71/2010/QĐ - TTg của Chính phủ, y tế là một trong 8 lĩnh vực được thí điểm mô hình hợp tác công tư (PPP). giữa năm ngoái, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị thúc đẩy mô hình này trong lĩnh vực y tế nhằm tăng cường đầu tư và đẩy nhanh chất lượng khám chữa bệnh. Thế nhưng tình trạng cố thu hồi vốn thật nhanh từ thiết bị y tế đã được đầu tư làm nảy sinh nhiều vấn đề.

Lạm dụng dịch vụ

Theo báo cáo của Bộ Y tế về số thu khám chữa bệnh từ năm 2006-2010 (thời điểm thực hiện Nghị định 43 về tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập và cho phép đầu tư tư nhân vào bệnh viện công), năm 2010 thu viện phí và thu bảo hiểm y tế đều tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2006.

Điều đó chứng tỏ việc giao quyền cho bệnh viện và cho phép các nhà đầu tư tư nhân và bệnh viện liên doanh cùng khai thác thiết bị y tế đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Lạm dụng dịch vụ khiến người bệnh tưởng được chăm sóc y tế tốt hơn, được tiếp cận nhiều thành tựu kỹ thuật khám chữa bệnh mới, nhưng thực chất việc lạm dụng quá đà chỉ làm tăng chi phí y tế và dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế. Trên thực tế, chuyện lạm dụng dịch vụ này còn đặt nhiều người bệnh và gia đình (vốn khó có thể làm khác khi bác sĩ yêu cầu) vào tình cảnh quẫn bách mỗi khi đau ốm, thương tật phải vào "cửa" bệnh viện.

Ông Phạm Lương Sơn,
Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

Nhưng cơ chế này ngày càng lộ nhiều “mặt trái”, điển hình là tình trạng lạm dụng thiết bị, lạm dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cao. Sau khảo sát mới đây tại 18 bệnh viện có dịch vụ xã hội hóa, Bộ Y tế thừa nhận có tình trạng lạm dụng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có mức thu cao.

Cơ chế liên doanh đầu tư như vậy khiến một số bệnh viện trở thành doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận trên hết. Điều này khiến không ít bác sĩ lợi dụng kê đơn, chỉ định nhiều dịch vụ cốt làm sao đạt kế hoạch doanh thu cho bệnh viện.

Hình thức PPP trong lĩnh vực khám chữa bệnh vẫn thường được minh chứng hiệu quả trong hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập không mặn mà với bảo hiểm y tế.

Cả nước chỉ có 276 cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (chiếm 12,7%). Loại hình dịch vụ các cơ sở y tế tư nhân cung cấp khi khám bảo hiểm y tế chủ yếu là ngoại trú, chiếm đến 90%, trong khi nội trú chỉ chiếm khoảng 10%.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mới đây thừa nhận việc xác lập mô hình PPP phù hợp trong hệ thống y tế vẫn còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng tạo điều kiện phát triển bệnh viện tư sẽ minh bạch hơn là để tư nhân đầu tư liên kết bệnh viện công.

Chủ trương xã hội hóa là tốt, nhưng phải có quy định rõ ràng, tư ra tư, công ra công, đảm bảo định hướng đầu tư vào y tế nhằm phục vụ xã hội, phục vụ người bệnh. 

Trách nhiệm các bên?

Nếu chỉ tính ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, từ năm 2006 đến nay đã có khoảng 700 tỷ đồng đầu tư tư nhân với tên gọi “xã hội hóa” vào các bệnh viện công. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn của nhà đầu tư khi tham gia hợp tác PPP.

Thứ nhất là thời gian sinh lời và hoàn vốn cho nhà đầu tư. Theo tính toán của một số chuyên gia, thường một dự án PPP vào cơ sở hạ tầng mất hơn 10 năm mới có thể sinh lời trong khi kỳ vọng của nhà đầu tư chỉ khoảng dưới 10 năm.

Mô hình PPP trong hệ thống y tế vẫn còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Ảnh: LÃ ANH

Mô hình PPP trong hệ thống y tế vẫn còn
nhiều lúng túng, vướng mắc. Ảnh: LÃ ANH

Theo chia sẻ của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest): “Các quỹ sẽ rót tiền nếu có một dự án nào đó thành công và hiệu quả hoàn vốn rõ ràng. Ngoài ra, khi kêu gọi đầu tư, bên kêu gọi cũng nên “khoanh vùng” đối tượng.

Theo đó, đối với lĩnh vực hạ tầng, chỉ những nhà đầu tư vốn lớn mới có khả năng tham gia, còn những công ty nhỏ sẽ không quan tâm vì tỷ suất lợi nhuận chỉ khoảng 12% và thời gian hoàn vốn chậm”.

Thứ hai, sự minh bạch trong lợi ích và trách nhiệm của từng bên tham gia, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực vốn vẫn được xem là trách nhiệm của Nhà nước. Ngoài ra, việc phân chia rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong hợp tác PPP.

Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài khi vay vốn ngân hàng để tham gia các dự án PPP tại Việt Nam phải tính đến một số rủi ro về tiền tệ, xây dựng, luật pháp cũng như tài chính. Đây là những điều khiến hình thức PPP tại Việt Nam nói chung cũng như trong lĩnh vực y tế nói riêng vẫn chưa được các nhà đầu tư thực sự muốn “xắn tay” vào thực hiện.

Bà Lê Mỹ Lan, Đại diện GE tại Việt Nam và Campuchia, cho biết: “Việt Nam đang cần 160 tỷ USD để phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng cho ngành y tế. Trong tình hình hiện nay, rất khó để nhà đầu tư đổ vốn vào Việt Nam.

Trong khi ODA và trái phiếu chính phủ chỉ đáp ứng 1/2 nhu cầu về vốn, Việt Nam cũng đã giới thiệu 24 dự án kêu gọi đầu tư ở Hoa Kỳ, nhưng họ cần biết Việt Nam muốn gì từ những dự án đó. Để kêu gọi hiệu quả, theo tôi Việt Nam nên làm thử một số dự án để dẫn chứng cho nhà đầu tư tư nhân thấy”.

Cho đến nay nước ta mới chỉ thí điểm mô hình hợp tác PPP được hơn 1 năm và những rào cản còn rất nhiều. Chính vì thế, việc hoàn thiện quy chế trong một vài năm tới là điều Chính phủ cần làm. Mô hình PPP được xem là cũ trên thế giới nhưng còn khá mới với nước ta.

Là nước đi sau chắc chắn chúng ta sẽ rút được nhiều kinh nghiệm. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài trong mô hình hợp tác công tư PPP trong lĩnh vực này nếu biết cải thiện môi trường đầu tư. 

Các tin khác