Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền và cổ đông

Ngày 7-12, một ngày sau khi 3 NHTM cổ phần SCB, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa công bố hợp nhất tự nguyện, người dân gửi tiền tại các ngân hàng này đã an tâm hơn, tình trạng rút tiền đã giảm đáng kể, trong đó một số khách hàng đến các ngân hàng này gửi lại tiền đã rút ra trước đó vài ngày.

Ngày 7-12, một ngày sau khi 3 NHTM cổ phần SCB, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa công bố hợp nhất tự nguyện, người dân gửi tiền tại các ngân hàng này đã an tâm hơn, tình trạng rút tiền đã giảm đáng kể, trong đó một số khách hàng đến các ngân hàng này gửi lại tiền đã rút ra trước đó vài ngày.

Đáo hạn gửi lại

Ghi nhận của phóng viên ĐTTC vào hôm qua 7-12 tại trụ sở chính của Việt Nam Tín Nghĩa (quận 1, TPHCM), các giao dịch vẫn diễn ra bình thường. Nhân viên ngân hàng này xác nhận liên tục nhận điện thoại của khách hàng hỏi về việc hợp nhất, để đến rút tiền, vàng trước hạn, nhưng sau khi được giải thích, hầu hết khách hàng đã từ bỏ ý định.

Trong khi đó, tại trụ sở chính vừa mới khai trương của ngân hàng Đệ Nhất, trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, không khí ở đây vẫn bình thường. Một số phòng giao dịch của Việt Nam Tín Nghĩa, SCB… ở một số nơi như quận Tân Phú hay quận 12 từ sáng đến giữa giờ chiều vẫn có khách đến giao dịch.

Tại trụ sở chính của SCB ở đường Cống Quỳnh, quận 1, TPHCM, không khí giao dịch sôi động hơn nhưng mọi giao dịch diễn ra khá trật tự. Ngân hàng đã bố trí nhân viên hướng dẫn, tư vấn khách hàng làm thủ tục rút, gửi khi khách hàng yêu cầu.

Chị Như Tiên, bộ phận chăm sóc khách hàng của SCB, cho biết sau khi có thông tin hợp nhất, khá nhiều khách hàng thân thuộc đến hỏi thăm cụ thể sự việc và thắc mắc các quyền lợi mà họ đang được hưởng có thay đổi không. Một số khách hàng do chưa hiểu nên đòi rút tiết kiệm trước hạn nhưng sau khi nghe ngân hàng tư vấn đã đồng ý gửi lại.

 Hoạt động tại SCB hôm qua 7-12 diễn ra bình thường, vẫn có người đến gửi tiền sau khi được nhân viên giải thích cặn kẽ việc hợp nhất không ảnh hưởng đến khách hàng. Ảnh: LÃ ANH

 Hoạt động tại SCB hôm qua 7-12 diễn ra bình thường, vẫn có người đến gửi tiền sau khi được
nhân viên giải thích cặn kẽ việc hợp nhất không ảnh hưởng đến khách hàng. Ảnh: LÃ ANH

Bà Nguyễn Lê Dịu Thơ, Phó Tổng giám đốc SCB, cho biết nhiều khách hàng lo ngại rằng sau khi hợp nhất sổ tiết kiệm mang tên SCB sẽ không có giá trị nên cứ chắc ăn rút về đợi một vài ngày sau xem tình hình ra sao mới tính. Trong khi thực tế dù ngân hàng hợp nhất có đổi tên thành ngân hàng mới sổ tiết kiệm cũ của khách hàng vẫn có giá trị. Đến chiều hôm qua, có không ít khách hàng đến gửi tiền tại SCB.

Một khách hàng tên Tâm cho biết vừa đáo hạn sổ tiết kiệm cũ và quyết định gửi lại 2 tỷ đồng vào SCB với kỳ hạn 3 tháng lãi suất 14%/năm.

“Lúc đầu khi đọc báo thấy có thông tin hợp nhất 3 ngân hàng do tính thanh khoản của họ có vấn đề, tôi cũng lo lắng lắm. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến vài người quen làm việc trong lĩnh vực tài chính tôi đã yên tâm. Nhất là SCB đã được BIDV là ngân hàng nhà nước cam kết hỗ trợ thanh khoản, tôi hoàn toàn yên tâm gửi tiền tại ngân hàng này” - anh Tâm nói.

Nhiều khách hàng là cổ đông nhỏ lẻ của SCB đến ngân hàng nghe ngóng thông tin về sáp nhập. Sau khi được nhân viên ngân hàng giải thích nhiều cổ đông vui vẻ nhận lịch tặng của ngân hàng và hứa sẽ đem tiền đến gửi để ủng hộ ngân hàng.

Hợp nhất là bình thường

Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền và cổ đông ảnh 2Việc hợp nhất 3 ngân hàng trên sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mỗi ngân hàng cũng như của cả hệ thống tổ chức tín dụng. Đặc biệt, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại 3 ngân hàng trên luôn được bảo đảm, quyền lợi chính đáng của các NHTM khác trong quan hệ cho vay vốn cũng sẽ được quan tâm và giải quyết hợp lý. Như vậy, cổ đông cũng có thể yên tâm trước thông tin hợp nhất ngân hàng.
Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền và cổ đông ảnh 3

Thống đốc NHNN NGUYỄN VĂN BÌNH

Khác với trước đây còn tâm lý hoang mang, thông tin hợp nhất đã không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại của ngân hàng. Một nhân viên của SCB cho biết cán bộ nhân viên ngân hàng đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu cuối năm.

Việc hợp nhất, sáp nhập là cả lộ trình dài và chắc chắn sẽ hướng hoạt động ngân hàng theo xu thế tốt hơn. Đến chiều hôm qua BIDV tiếp tục hỗ trợ vốn cho 3 ngân hàng để đảm bảo chi trả cho dân đến rút tiền khi có nhu cầu. Sắp tới đây ngân hàng này tiếp tục cử nhân sự qua tham gia vào quá trình cơ cấu lại hoạt động các ngân hàng này.

Theo Phó thống đốc NHNN Trần Minh Tuấn, lộ trình hợp nhất được thiết kế trong đề án hợp nhất của 3 ngân hàng trên với quá trình củng cố 3 năm, trong đó năm đầu tiên tập trung xử lý nợ, giảm tài sản có ở mức hợp lý theo hệ số an toàn quy định của NHNN.

Bên cạnh đó là sự hỗ trợ về thanh khoản bằng vay mượn giữa BIDV và ngân hàng hợp nhất. Khi hợp nhất ngân hàng này sẽ có tên mới. Theo ban trù bị ngân hàng hợp nhất, việc chọn lựa tên của ngân hàng mới sẽ hoàn thành trước ngày 25-12-2011.

Ngoài ra, ban trù bị sẽ phải xây dựng điều lệ hợp nhất để trình Thống đốc NHNN chuẩn y điều lệ và công nhận tên gọi mới của ngân hàng hợp nhất này. Nguồn tin riêng của ĐTTC, ngân hàng hợp nhất dự kiến đổi tên thành NHTM cổ phần Đệ Nhất Sài Gòn. Dự kiến ngân hàng hợp nhất sẽ chính thức khai trương vào ngày 1-1-2012.

Các tin khác