Minh bạch để đồng thuận giá điện

Điệp khúc kêu lỗ, thiếu vốn rồi đề nghị tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn khiến dư luận phản ứng gay gắt. Bởi lỗ như thế nào, các khoản chi phí ra sao, các nguồn vốn được đầu tư, khai thác hiệu quả chưa... không thấy EVN phân tích nên luôn là ẩn số. Vấn đề đặt ra là đưa giá điện theo giá thị trường để tránh bao cấp tràn lan là cần thiết, nhưng tại sao vấn đề tăng giá điện lại không thể tìm được sự đồng thuận?

Điệp khúc kêu lỗ, thiếu vốn rồi đề nghị tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn khiến dư luận phản ứng gay gắt. Bởi lỗ như thế nào, các khoản chi phí ra sao, các nguồn vốn được đầu tư, khai thác hiệu quả chưa... không thấy EVN phân tích nên luôn là ẩn số. Vấn đề đặt ra là đưa giá điện theo giá thị trường để tránh bao cấp tràn lan là cần thiết, nhưng tại sao vấn đề tăng giá điện lại không thể tìm được sự đồng thuận?

Điệp khúc tăng giá

 Ảnh minh họa: LÃ ANH

 Ảnh minh họa: LÃ ANH

Từ ngày 1-3-2011, giá điện đã tăng 15,28%. Vậy mà cuối tuần trước, EVN lại đề nghị tăng giá điện "ngay lập tức" trong tháng 9. Theo EVN việc tăng giá điện nhằm đảm bảo cân bằng về tài chính, không để lỗ trong sản xuất kinh doanh từ năm 2012 trở đi và hạch toán phần bù lỗ năm 2010.

Ngoài ra, việc tăng giá điện còn để đáp ứng tổng nhu cầu đầu tư của EVN đến năm 2015 dự kiến khoảng 832.000 tỷ đồng, trong đó ngoài vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau, EVN đang còn thiếu khoảng 599.000 tỷ đồng.

Với tình hình hiện tại, việc điều chỉnh giá điện không nên tiến hành liên tục theo các quý để tránh những tác động tiêu cực. Do vậy, EVN cần phối hợp với Liên bộ Tài chính - Công Thương xây dựng phương án tổng thể về giá điện. Trên cơ sở đó đề xuất phương án, lộ trình giá điện có tính đến yếu tố đầu vào như than bán cho điện qua các giai đoạn.

Ông VƯƠNG ĐÌNH HUỆ,
Bộ trưởng Bộ Tài chính

Một trong những lý do quan trọng của việc chưa có sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề tăng giá điện là tính minh bạch trong hoạt động của EVN. Hàng loạt chỉ số cấu thành giá điện chưa từng được tập đoàn này công bố, khiến mỗi lần tăng giá điện là một lần gây nên những phản ứng trong xã hội.

Trong một kế hoạch kiểm toán được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố tháng 3 vừa qua, cơ quan này cho biết sẽ tập trung kiểm toán chủ yếu vào cơ cấu hình thành giá điện. Qua đó sẽ làm rõ đợt tăng giá điện từ ngày 1-3 vừa qua có hợp lý. Ngoài ra, KTNN sẽ làm minh bạch những yếu tố cấu thành giá điện, yếu tố tăng và tiết kiệm chi phí, tiết giảm điện...

Trong một cuộc kiểm toán được KTNN thực hiện năm 2007, thông tin được dư luận chú ý là tổng giá thành tiêu thụ điện năm 2007 của EVN 45.425 tỷ đồng, bình quân giá thành 777,25 đồng/kWh (chưa gồm lãi vay), nhưng giá bán điện thực tế bình quân của EVN 860,14 đồng/kWh. Chênh lệch do tăng giá bán điện năm 2007 hơn 3.402 tỷ đồng.

EVN cho rằng nếu càng giảm mua điện ngoài càng giảm lỗ. Những dữ liệu khác được KTNN đưa ra cũng cho thấy việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn nhà nước tại EVN bị buông lỏng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa như mong muốn.

Cụ thể, việc quản lý vốn bằng tiền, quản lý nợ phải thu, vật tư hàng hóa lỏng lẻo đã dẫn tới vốn bị chiếm dụng, vật tư tồn đọng, kém phẩm chất, phát sinh nợ khó đòi. Bên cạnh đó, quy trình quản lý than nhiên liệu thiếu chặt chẽ, dẫn tới chi phí sản xuất điện tăng lên (391 tỷ đồng tại 2 nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và Uông Bí).

Cần chính sách giá hợp lý

Việc EVN đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... với tổng số vốn 3.590 tỷ đồng, tuy chỉ chiếm 7,22%/vốn đầu tư nhưng cho thấy EVN đã không huy động và tập trung hết các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chính là sản xuất kinh doanh điện.

Trong khi đó, tiến độ đầu tư theo quy hoạch phát triển hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2006-2015 (tổng sơ đồ VI) trong 2 năm 2006 và 2007 còn chậm.

Để thực hiện thành công Quy hoạch điện VII cần phải huy động rất nhiều nguồn lực, vốn và thu hút nhiều nhà đầu tư. Để thu hút được các nhà đầu tư, rất cần có chính sách giá điện hợp lý.

Ông HOÀNG QUỐC VƯỢNG,
Thứ trưởng Bộ Công Thương

Trong một báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương vừa công bố về tình hình sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, EVN cũng góp mặt trong danh sách những doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành với 2,8% vốn điều lệ, tương đương với 2.100 tỷ đồng.

Con số này đã giảm so với kết quả kiểm toán năm 2007 nhưng cũng khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao các khoản đầu tư này chưa được thoái hết, dù tập đoàn này đang thiếu vốn và kinh doanh lỗ (EVN dự kiến lỗ trên 11.600 tỷ đồng trong năm nay).

Nền kinh tế Việt Nam luôn tỏ ra quá nhạy cảm với việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện. Tăng giá điện sẽ đồng nghĩa v

ới hàng loạt các sản phẩm khác tăng giá theo, điều này cũng đồng nghĩa với việc EVN đẩy yếu tố lạm phát tăng lên. Chưa dừng lại ở đó, nếu tăng giá điện vào lúc này không khác nào "đổ thêm dầu vào lửa", khiến những nỗ lực đối phó với lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao của Chính phủ càng khó khăn hơn. Bình luận về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng dù đã có chủ trương và biện pháp cụ thể để đưa giá điện theo thị trường, nhưng bởi điện là mặt hàng đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế nên không dễ dàng thường xuyên điều chỉnh.

Vì thế, nếu Nhà nước không có những biện pháp quyết liệt, việc thực hiện Quy hoạch điện VII sẽ khó hoàn thành như đã từng diễn ra với Quy hoạch điện VI.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cũng nhìn nhận, việc thực hiện Quy hoạch điện VII chắc chắn sẽ khó khăn hơn khi thực hiện Quy hoạch điện VI. Việc đảm bảo đưa vào vận hành khoảng 5.000MW/năm là vấn đề hết sức nan giải khi suất đầu tư một nhà máy tiếp tục tăng. Khó khăn lớn nhất là việc huy động vốn.

Một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện Quy hoạch điện VII là mở ra cơ chế điều chỉnh giá điện để giá gần tiếp cận với thị trường. Bởi nếu giá điện cứ tăng theo cảm tính mà không có sự minh bạch, lúc nào cũng kêu lỗ, ngành điện khó có thể tìm được sự đồng thuận trong xã hội về việc tăng giá.

Các tin khác