Tân Giám đốc ADB tại Việt Nam TOMOYUKI KIMURA:

Kiên định NQ 11 sẽ giảm lạm phát và lãi suất

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế châu Á được công bố hôm qua, 14-9 tại Hà Nội của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng bày tỏ tin tưởng vào các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Trao đổi với ĐTTC, tân Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura (ảnh), cho rằng việc duy trì và thực hiện nhất quán Nghị quyết 11 sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam giảm lạm phát và hạ lãi suất. Ông Tomoyuki chia sẻ:

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế châu Á được công bố hôm qua, 14-9 tại Hà Nội của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng bày tỏ tin tưởng vào các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Trao đổi với ĐTTC, tân Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura (ảnh), cho rằng việc duy trì và thực hiện nhất quán Nghị quyết 11 sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam giảm lạm phát và hạ lãi suất. Ông Tomoyuki chia sẻ:

- Nghị quyết 11 của Chính phủ Việt Nam đã mang lại một số hiệu quả, song tỷ lệ lạm phát tính theo năm vẫn ở trên mức 20% tính đến thời điểm này. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát cũng đã làm chậm đà tăng trưởng GDP.

Vì thế, ADB đưa ra dự báo tăng trưởng cả năm 2011 của Việt Nam ở mức 5,8% (Quốc hội chốt tại Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011: 7-7,5%; Bộ Kế hoạch - Đầu tư dự báo 6-6,5%; Chính phủ điều chỉnh khoảng 6%) và sẽ tăng lên 6,5% trong năm 2012. Lạm phát năm 2011 được dự đoán ở mức 18,7%, trước khi hạ nhiệt xuống mức 11% trong năm sau.

Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh tế, nhưng cũng bày tỏ mối lo ngại thị trường vẫn đang nhận được những tín hiệu khác nhau về các chính sách tài chính và tiền tệ. Điều này đang làm giảm hiệu quả của gói chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.

Các nhà đầu tư và người dân sẽ có niềm tin hơn vào quản lý kinh tế nếu các chính sách và việc xây dựng chính sách mang tính rõ ràng, thống nhất và minh bạch hơn. Khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên trước mắt, nhưng việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu.

Những cải cách này bao gồm việc giảm dần những “nút thắt cổ chai” trong sản xuất và lưu thông, bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với các doanh nghiệp của Nhà nước.

 PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, ADB khuyến nghị Việt Nam gia tăng cải cách cơ cấu, phải chăng do tiến trình cải cách đang bị chậm lại?

Ông TOMOYUKI KIMURA: - Dù cho kết quả cải cách có giảm hay không kết quả cũng rất đa chiều. Chúng tôi hiểu rằng tiến trình cải cách của Việt Nam đã có nhiều chuyển động nhưng vẫn còn một số tồn tại.

Chẳng hạn hiện không có nhiều cải thiện về công bố thông tin với cải cách doanh nghiệp nhà nước. Đây là vấn đề Chính phủ cần lưu tâm hơn nữa.

- ADB đưa ra dự báo khá lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2012 với mức tăng trưởng 6,5% và lạm phát giảm xuống 11%. Đâu là căn cứ để đưa ra dự báo này?

- Dự báo này dựa trên giả định rằng Chính phủ sẽ duy trì chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ cho tới khi lạm phát sụt giảm, niềm tin vào VNĐ được củng cố, dự trữ ngoại tệ tiếp tục được tăng cường. Hiện VNĐ ổn định hơn đã cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tăng dự trữ ngoại tệ lên mức ước tính 15,2 tỷ USD vào cuối tháng 6-2011.

Tuy nhiên chúng tôi đánh giá đây vẫn là mức thấp, chỉ tương đương chi phí nhập khẩu cho 2,1 tháng. Với giả định trên, khi lạm phát suy yếu và kinh tế vĩ mô năm 2012 ổn định hơn, sẽ kích thích các nhà đầu tư và tăng niềm tin của người tiêu dùng. Thế nhưng, đánh giá triển vọng có thể gặp rủi ro nếu như giả định cơ sở đối với việc tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới không thành hiện thực trong năm 2012.

Trong trường hợp đó, xuất khẩu, đầu tư và kiều hối sẽ đều thấp hơn so với dự báo. Còn rủi ro trong nước nằm ở việc nới lỏng quá sớm các chính sách kinh tế vĩ mô, hoặc tâm lý cho rằng chính sách sẽ được nới lỏng hơn. Việc khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư chắc chắn đòi hỏi những hành động chính sách nhất quán và lâu dài.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác