Tỷ phú xưa và nay

Kỳ 3: Trùm xe hơi Henry Ford

“Thật là ngớ ngẩn nếu cho rằng lý thuyết và các công trình kỹ xảo không thể thay đổi thế giới. Con người đã làm thay đổi thế giới. Và một trong những con người như thế chính là Henry Ford, cha đẻ của tập đoàn xe hơi mang tên ông - Ford Motor Company”. Đó là lời tựa cuốn “Đương thời” do GS. Warren Bennis thuộc Đại học Nam California đề tặng.

“Thật là ngớ ngẩn nếu cho rằng lý thuyết và các công trình kỹ xảo không thể thay đổi thế giới. Con người đã làm thay đổi thế giới. Và một trong những con người như thế chính là Henry Ford, cha đẻ của tập đoàn xe hơi mang tên ông - Ford Motor Company”. Đó là lời tựa cuốn “Đương thời” do GS. Warren Bennis thuộc Đại học Nam California đề tặng.

> Tỷ phú xưa và nay (kỳ 2): Vua thép Andrew Carnegie

> Tỷ phú xưa và nay (kỳ 1): Vua dầu Rockefeller, tỷ phú đầu tiên

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Henry Ford trên trang bìa tạp chí Time năm 1935.

Henry Ford trên trang bìa
tạp chí Time năm 1935.

Sinh ngày 30-7-1863 tại một trang trại lớn ở Springwells (nay thuộc Dearborn, Michigan, Hoa Kỳ), Henry Ford là 1 trong 6 người con của William Ford và Mary Litogot - những người nhập cư từ quận Cork, Ireland. Dù vậy, gia đình Ford có nguồn gốc từ Somerset, Anh. Năm lên 10 (1873), Henry lần đầu tiên nhìn thấy một cỗ máy hơi nước chạy trên đường.

Sự kiện này đã khơi dậy niềm đam mê máy móc của nhà tỷ phú tương lai, đến nỗi khi có ai đó tặng đồ chơi cho nhà Ford, anh chị em trong nhà lại đồng loạt kêu lên: “Đừng đưa cho Henry!”. Bởi chúng biết rằng cậu sẽ tháo tung món đồ chơi này ra đến tận con ốc cuối cùng. Huyền thoại về việc Henry Ford sửa chữa tất cả loại máy xay cà phê, máy tuốt lúa, đồng hồ… trong nhà vẫn được lưu truyền cho đến nay.

Cha ông muốn ông nối nghiệp mình quản lý trang trại của gia đình, nhưng niềm đam mê máy móc khiến Henry chẳng có chút hứng thú nào với nghề nông.

Vì vậy, sau khi mẹ ông qua đời vào năm 1876, Henry nhận thấy không còn lý do gì để ở lại trang trại nữa. Không nói với ai một lời, năm 1876 ông trốn nhà lên Detroit, một thành phố gần đó.

Tiến về Detroit

Tại Detroit, Henry thuê phòng và xin làm thợ ở một xưởng cơ khí với mức lương 2USD/tuần. Sau giờ làm, Henry lại đến chỗ người thợ đồng hồ và sửa đồng hồ đến sáng với thù lao 50 cent/đêm. Năm 1882, ông quay trở lại Dearborn để làm việc ở trang trại gia đình và trở thành người lão luyện trong việc điều khiển máy hơi nước loại nhỏ Westinghouse.

Khi lập gia đình với bà Clara Bryant năm 1888, Henry tưởng rằng sẽ gắn bó suốt quãng đời còn lại ở trang trại. Tuy nhiên, số phận một lần nữa không để Henry yên thân, khi ông nhìn thấy đầu máy chạy xăng. Và chiếc động cơ nhẹ, gọn gàng so với những cỗ máy chạy hơi nước cồng kềnh, lại một lần nữa khiến ông bỏ trang trại để lên Detroit, đeo đuổi những ước mơ mới về máy móc.

Năm 1891 Henry trở thành kỹ sư ở Edison Illuminating Company (công ty của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison) và 2 năm sau ông được thăng chức làm kỹ sư trưởng. Lúc này ông đã có đủ thời gian và tiền bạc để thực nghiệm máy chạy xăng.

Những cuộc thực nghiệm đó lên tới đỉnh điểm năm 1896 khi ông hoàn thành một phương tiện tự hành - chiếc ô tô đầu tiên của mình - được đặt tên là Quadricycle. Henry đã lái thử nó vào ngày 4-6-1896.

Thay đổi công nghiệp xe hơi

Henry Ford, cùng con trai là Edsel, lập ra Quỹ Ford năm 1936 với một hiến chương rộng mở nhằm giúp đỡ người nghèo khó. Ông để lại hầu như toàn bộ tài sản của mình cho Quỹ Ford, nhưng vẫn thu xếp để gia đình ông mãi giữ được quyền quản lý công ty. Ford qua đời năm 1947 vì một vụ xuất huyết não ở tuổi 83. Tài sản lớn nhất ông từng có là 1 tỷ USD, tương đương 194,9 tỷ USD hiện nay. Ông được xếp hàng thứ 7 trong số những người giàu nhất lịch sử cận và hiện đại.

Sau thành công ban đầu này, Henry hùn vốn với nhiều người khác thành lập Công ty xe hơi Detroit vào năm 1899. Tuy nhiên, công ty này phá sản sau 2 năm vì Henry chỉ chú trọng vào thiết kế mà không chịu bán xe. Sau đó, ông lại lập Công ty Henry Ford, chuyên sản xuất các loại xe đua do ông thiết kế.

Trong giai đoạn này, chính ông là người lái xe và chiến thắng trong cuộc đua với Alexander Winton, một tay đua nổi tiếng và rất được hâm mộ vào ngày 10-10-1901. Do bất đồng về nhân sự, Henry rời công ty mang tên ông vào năm 1902, những người ở lại đổi nó thành Công ty Cadillac.

Năm 1903, Henry cùng 11 nhà đầu tư khác với 28.000USD tiền vốn lập ra Công ty Ford Motor. Năm 1908, Công ty Ford tung ra Model T được thiết kế bởi một người Hungary, Jozsef Galamb.

Năm 1913, Ford (lúc này mọi người không gọi ông là Henry nữa) là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất xe hơi.

 Thời điểm đó, các xí nghiệp chỉ sản xuất được 1 xe mỗi lần. Sáng kiến của ông ngay lập tức thắng lợi. Với dây chuyền sản xuất đồng loạt, Model-T thu ngắn thời gian sản xuất từ 12 giờ xuống chỉ còn 1 giờ rưỡi. Từ kết quả của sáng kiến này, Ford quyết định giảm giá thành và giúp Công ty Ford đạt được những kết quả kinh doanh to lớn.

Năm 1912, Công ty Ford tung ra thị trường 82.000 xe Model-T với giá 850USD/chiếc. Đến năm 1916, 585.000 xe hơi được bán ra với giá chỉ còn 360USD/chiếc. Tới năm 1918, một nửa số xe hơi ở Hoa Kỳ là Model T. Thiết kế của Model T tồn tại đến năm 1927, với tổng số sản xuất lên đến 15 triệu chiếc, một kỷ lục tồn tại trong 45 năm sau đó.

Ford là người cổ xúy “chủ nghĩa phúc lợi tư bản”, ủng hộ việc tăng lương và bảo đảm phúc lợi cho công nhân để họ làm việc hăng hái hơn. Năm 1914, ông làm cả Hoa Kỳ chấn động khi quyết định tăng lương công nhân từ 2,34USD lên 5USD/ngày (tương đương 110USD hiện nay - 2,3 triệu VNĐ), đồng thời giảm giờ làm của công nhân từ 9 giờ xuống 8 giờ/ngày.

Việc làm của ông ngay lập tức được các công đoàn đem ra để đấu tranh với các hãng xưởng khác. Lương bình quân của công nhân xí nghiệp đã tăng từ 6 cent/giờ năm 1913 lên 22 cent/giờ năm 1920.

-----------

> Kỳ 4: Huyền thoại tài chính J.P.MORGAN

Các tin khác