Lập bức tường lửa cho các CTCK

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 một lần nữa đã cho các nhà quản lý trên thế giới hiểu rằng, mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company) thực sự rất rủi ro. Khi không có sự  ngăn cách giữa ngân hàng đầu tư (NHĐT) và ngân hàng thương mại (NHTM), các định chế tài chính sẽ buông lỏng việc quản trị rủi ro dẫn đến sự sụp đổ. Phải chăng Việt Nam đang đi vào vết xe đổ này?

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 một lần nữa đã cho các nhà quản lý trên thế giới hiểu rằng, mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company) thực sự rất rủi ro. Khi không có sự  ngăn cách giữa ngân hàng đầu tư (NHĐT) và ngân hàng thương mại (NHTM), các định chế tài chính sẽ buông lỏng việc quản trị rủi ro dẫn đến sự sụp đổ. Phải chăng Việt Nam đang đi vào vết xe đổ này?

Sai lầm đang lặp lại ở Việt Nam?

Các nhà quản lý ở Hoa Kỳ hối tiếc vì họ đã lặp lại những sai lầm từ cuộc đại suy thoái (1929-1933). Mặc dù đạo đạo luật Glass-Steagall ra đời năm 1933 đã tạo nên “bức tường lửa” ngăn cách giữa hoạt động NHĐT và NHTM, nhưng chính họ lại xóa bỏ bức tường đó.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã khiến 3 trong số 5 NHĐT lớn nhất Hoa Kỳ bị xóa sổ, 2 NHĐT còn lại là Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi từ ngân hàng tổng hợp sang mô hình NHĐT độc lập.

Hoạt động ngầm của các CTCK tại Việt Nam dường như đang đi theo vết xe đổ ấy. Mặc dù luật pháp Việt Nam không cho phép mô hình ngân hàng tổng hợp, nhưng sự lách luật đã khiến cho các CTCK đang hoạt động theo mô hình chết người này. Điều này bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các NHTM và các CTCK trực thuộc.

Khi một cổ đông vừa là cổ đông lớn của CTCK và NHTM, hoặc NHTM là cổ đông của CTCK, NHTM rất dễ trở thành người hậu thuẫn đằng sau cho CTCK. Thông thường NHTM sẽ cung cấp vốn cho các CTCK bằng cách ủy thác vốn đầu tư cho một công ty liên kết, sau đó công ty liên kết này sẽ cho CTCK vay lại bằng hợp đồng nhận ủy thác đầu tư.

Vào đầu năm 2011, một số CTCK cũng đã dùng các hình thức như “hợp đồng hợp tác kinh doanh chứng khoán” hay dịch vụ “hợp tác kinh doanh vốn với khách hàng”, “gửi tiền hợp tác kinh doanh”… để huy động vốn. Mặc dù các hình thức này sau đó đã bị cấm, nhưng điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của các CTCK là có thật. Do đó, khi hình thức này bị cấm, các CTCK tìm cách khác để lách.

Hiện nay, các CTCK huy động được vốn bằng việc nhận ủy thác đầu tư từ các “đại gia” đang rủng rỉnh tiền mặt hay những NĐT có vốn nhàn rỗi. Khe hở ở chỗ, hoạt động ủy thác đầu tư tại các CTCK không phải công bố thông tin nên các nhà quản lý không thể biết được đó thực sự là huy động vốn hay là đúng bản chất ủy thác đầu tư. Nguồn tiền các CTCK huy động được, sau đó dùng cho các NĐT khác vay thông qua “hợp đồng hợp tác đầu tư”.

Ngoài ra, các CTCK còn sử dụng nguồn tiền này để cung cấp các dịch vụ repo, cầm cố cổ phiếu, cung ứng vốn T+… Rõ ràng, mô thức hoạt động này của các CTCK giống hệt một NHTM, tức huy động vốn và cho vay.

Trong khi đó, các CTCK hiện đang có các chức năng như một NHĐT như tự doanh, tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán, nhận ủy thác đầu tư. Do đó không ai dám chắc các CTCK không dùng nguồn vốn mà họ huy động được để hỗ trợ vốn cho các NĐT nhằm “đánh lên” cổ phiếu công ty do họ tư vấn niêm yết hay bảo lãnh phát hành.

Nếu như cổ phiếu của công ty họ tư vấn niêm yết thường tăng mạnh sau khi niêm yết, điều này sẽ tạo nên sức hấp dẫn, vì bất cứ nhà quản lý nào cũng muốn cổ phiếu mình sau khi niêm yết đi theo xu hướng tăng. Các CTCK có động lực để làm điều này vì nó tạo nên uy tín để thu hút khách hàng khác tìm đến dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành.

Do hoạt động huy động vốn và cho vay của các CTCK diễn ra ngầm nên phần nào bị hạn chế, trong khi TTCK đang trong giai đoạn èo uột nên hoạt động NHĐT của các CTCK chưa diễn ra mạnh. Nhưng rõ ràng sợi dây liên kết giữa NHĐT và NHTM là có thật. Nếu không sớm tạo dựng bức tường lửa, hệ lụy sẽ vô cùng nguy hiểm khi TTCK sôi động trở lại.

Tách biệt hoạt động của NHĐT khỏi CTCK

Ở Hoa Kỳ, các CTCK (securities firms hay brokerage firms) là những công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp (dịch vụ môi giới hoặc làm nhà tạo lập thị trường). Các CTCK cũng cung cấp các dịch vụ NHĐT nhưng ở mức độ hạn chế.

Đặc biệt, không hề có nghiệp vụ tự doanh trong CTCK. NHĐT được xem là bước phát triển cao hơn và ở quy mô lớn hơn. Một định chế tài chính khi được xem là NHĐT chủ yếu cung cấp các dịch vụ NHĐT, còn môi giới chứng khoán ở mức độ hạn chế. Việc tổ chức tách bạch như vậy nhằm giúp cho hoạt động môi giới được minh bạch.

Trong khi đó, Luật Chứng khoán Việt Nam lại cho phép các CTCK thực hiện hết tất cả các nghiệp vụ. Điều này đã dẫn đến sự xung đột giữa các nghiệp vụ với nhau. Thật ra, một số CTCK hàng đầu cũng đã nhận ra những bất cập của việc thực hiện cùng lúc nhiều nghiệp vụ, nên xu hướng bóc tách bộ phận tự doanh ra khỏi CTCK (chuyển sang công ty quản lý quỹ) đang được nhiều CTCK thực hiện. Tuy nhiên, điều này chưa được nâng thành luật mà việc thực hiện là do nhận thức mỗi công ty.

Ở các nước có TTCK phát triển, một số dịch vụ chứng khoán cũng được tách ra theo từng dạng công ty để tạo nên sự minh bạch trong hoạt động. Thí dụ như hoạt động ủy thác đầu tư tại Việt Nam đang sử dụng đã biến tướng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong khi tại Hoa Kỳ, họ sẽ phải thành lập dưới dạng công ty đầu tư gọi là UIT (Unit Investment Trusts). Một UIT khi được thành lập phải có người bảo trợ; người giám sát; người được ủy thác, nên hoạt động công khai và minh bạch.

Các tin khác