Siết lại dòng vốn các tập đoàn

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đang rà soát, tổng hợp hoạt động đầu tư ngoài ngành của tất cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Quan điểm của cơ quan quản lý này là không lùi, hoãn, thậm chí còn tiếp tục siết chặt hơn nữa, khi tới đây tỷ lệ đầu tư ngoài ngành có thể phải giảm xuống còn 15% (thay vì 30%) theo một dự thảo nghị định đang được soạn thảo.

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đang rà soát, tổng hợp hoạt động đầu tư ngoài ngành của tất cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Quan điểm của cơ quan quản lý này là không lùi, hoãn, thậm chí còn tiếp tục siết chặt hơn nữa, khi tới đây tỷ lệ đầu tư ngoài ngành có thể phải giảm xuống còn 15% (thay vì 30%) theo một dự thảo nghị định đang được soạn thảo.

Lợi dụng ưu đãi

 Nguồn: Internet

 Nguồn: Internet

Một trong những lợi thế không thể phủ nhận mà các tổng công ty và tập đoàn nhà nước được hưởng từ chính sách là việc được khai thác độc quyền nguồn tài nguyên của đất nước. Từ xăng, dầu, điện, than... hầu hết mặt hàng có tính chất trọng yếu đối với kinh tế - xã hội đều rơi vào tay các tập đoàn nhà nước.

Những đặc quyền, đặc lợi các tập đoàn, tổng công ty nghiễm nhiên nắm trong tay đã dẫn đến độc quyền trong phân phối hàng hóa, dịch vụ. Giá bán điện, than, xăng dầu đều do các tổng công ty chi phối, vì vậy mỗi khi họ quyết định tăng giá với lý do “phải bù lỗ” do giá cả thế giới biến động (trường hợp xăng dầu) hay thiếu vốn để đầu tư (như ngành điện lực), người tiêu dùng chỉ biết chấp nhận.

Nói đến những tập đoàn không thể không nhắc đến đặc quyền to lớn về vốn. Độc quyền khai thác và kinh doanh những ngành nghề có mức độ lợi nhuận rất lớn, các tập đoàn được “bầu sữa” nhà nước rót vốn và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa khi vay ngân hàng.

Tuy nhiên, điều đáng lo là các tập đoàn có số vốn ít, phần lớn là vốn huy động ngân hàng, trong đó sử dụng để đầu tư tràn lan vào những ngành nghề khác. Trong khi đó, tỷ lệ lợi nhuận bình quân hàng năm của các tập đoàn, tổng công ty lại không được công khai, minh bạch nên ít ai biết đích xác hiệu quả kinh tế thực của vốn đầu tư nhà nước tại các doanh nghiệp này, nhất là khi lãi suất ngân hàng hiện lên tới 15-20%/năm.

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chuyên gia cao cấp của Quốc hội, hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước rất thấp. Tập đoàn được coi là có lãi cũng chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 10%, thấp hơn nhiều so với lãi vay ngân hàng, thậm chí thấp hơn cả lãi huy động tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng.

Phần lớn các tập đoàn đang có số nợ phải trả gấp ba đến năm lần vốn chủ sở hữu. Điều đáng lưu ý đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay chính là việc chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp, trong khi thông tin lại thiếu minh bạch.

Không dễ thoái vốn

Dự thảo nghị định về quản lý vay trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về bình ổn thị trường ngoại hối cũng như đảm bảo an toàn nợ quốc gia đang được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu. Theo ban soạn thảo, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là chủ thể kinh tế quan trọng, nắm giữ khối lượng lớn vốn nhà nước. Vì vậy, mặc dù các doanh nghiệp nhà nước này tự vay tự trả nợ, song vẫn cần chính sách quản lý thận trọng, chặt chẽ để đảm bảo an toàn vốn nhà nước. Do đó, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước muốn vay nước ngoài phải được cơ quan đại diện vốn sở hữu trong doanh nghiệp phê duyệt phương án huy động vốn vay.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Trào lưu đầu tư ngoài ngành, đặc biệt là các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản (BĐS)… khiến nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang phải đau đầu với bài toán thoái vốn để giảm dần tỷ lệ đầu tư ngoài ngành theo quy định. Có thể thấy, không tập đoàn nào thiếu danh mục đầu tư ngân hàng, BĐS, chứng khoán.

PVN có Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (PGBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Công ty BĐS Dầu khí… Tương tự là EVN, TKV (Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam), Tập đoàn Dệt may… cũng không thua kém.

Không phải đợi đến khi cơ quan quản lý thúc giục, khi lĩnh vực đầu tư tài chính liên tiếp phải đối mặt với rủi ro như căng thẳng thanh khoản, nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán liên tục lao dốc, thị trường BĐS giảm mạnh cả về giá và thanh khoản… các tập đoàn đã tìm nhiều cách để thu dần vốn về.

PVN đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi một số lĩnh vực ngoài ngành bằng cách bán bớt cổ phần tại các công ty con cho cán bộ công nhân viên công ty, đối tác chiến lược. Tuy nhiên, việc thực hiện không hề dễ khi chỉ riêng trong lĩnh vực BĐS, PVN và các công ty “con, cháu” của PVN hiện vẫn đang nắm giữ cổ phần của khoảng 20 doanh nghiệp, với lượng vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

EVN cũng nỗ lực thu vốn từ một số lĩnh vực “tay trái” nhưng không dễ dàng, như thương vụ bán cổ phần của CTCP Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) cho Tập đoàn FPT bất thành.  Kết quả đến nay EVN đang có khoảng 3.000 tỷ đồng nằm trong một số lĩnh vực kinh doanh không liên quan gì đến ngành điện, như ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, BĐS…

Mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngành không lớn, song EVN vẫn chịu sức ép do tập đoàn này luôn trong tình cảnh đói vốn để đầu tư cho ngành điện, hơn nữa hiện còn đang phải vay nợ hơn 17.000 tỷ đồng.

TKV cũng dự kiến thoái vốn khỏi một số công ty, quỹ đầu tư, như CTCP Wolfram Đắk Nông, CTCP phát triển đường cao tốc BIDV, CTCP Cảng hàng không quốc tế Long Thành, CTCP Bảo hiểm hàng không… với tổng giá trị vốn góp hơn không ít hơn 170 tỷ đồng.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của tập đoàn và một số công ty con tại thời điểm 1-7-2011, trên cơ sở đó báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương kế hoạch thoái vốn cụ thể.

Các tin khác