Bát nháo quảng cáo kênh truyền hình trả tiền

Việc người tiêu dùng bị lừa khi mua hàng thông qua quảng cáo trên các kênh truyền hình trả tiền đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí. Song ai viết cứ viết, ai nói cứ nói còn ai bán cứ bán. Ai bị lừa thì tự rút kinh nghiệm cho bản thân chứ cũng chẳng dám lên tiếng kiện tụng.

Việc người tiêu dùng bị lừa khi mua hàng thông qua quảng cáo trên các kênh truyền hình trả tiền đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí. Song ai viết cứ viết, ai nói cứ nói còn ai bán cứ bán. Ai bị lừa thì tự rút kinh nghiệm cho bản thân chứ cũng chẳng dám lên tiếng kiện tụng.

Truyền hình cáp đi ngược xu thế thế giới

Hiện nay, hình thức quảng cáo bán hàng qua truyền hình chủ yếu được phát sóng trên các kênh truyền hình cáp: Viet Home Shopping (VHS) trên HTVC+, Home Shopping Network (HSN) phát sóng 24/24 giờ trên kênh SCTV, TVS-VHS trên kênh SCTV5 hay truyền hình cáp Việt Nam có hẳn kênh mua bán hàng hóa có tên TV shopping trên VCTV11…

Có thể khẳng định cuộc chạy đua truyền hình trả tiền của các đơn vị đang mang đến cho người xem một “thực đơn” phong phú hàng ngày. Rất nhiều doanh nghiệp lớn như VTC, HTVC, VSTV, SCTV, VNPT, FPT đã tham gia thị trường bên cạnh các kênh truyền hình cáp địa phương. Thậm chí một số hãng nước ngoài cũng nhanh chân nhảy vào thị trường đầy tiềm năng này.

Các mặt hàng Eve's Love vẫn được quảng cáo liên tục trên kênh truyền hình cáp.

Các mặt hàng Eve's Love vẫn được quảng cáo liên tục
trên kênh truyền hình cáp.

Theo thống kê cả nước hiện có 2,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền trên 85 triệu dân. Một “miếng bánh” còn quá lớn cho các doanh nghiệp khai thác. Để cạnh tranh, ngoài chiêu thức khuyến mại gói cước giá rẻ, cuộc chạy đua tăng kênh cũng không kém phần quyết liệt.

Hiện VTC có 100 kênh, SCTV có 97 kênh. Song cuộc chạy đua tăng kênh cũng mang lại những hậu quả mà người xem tryền hình đang phải gánh chịu. Ngoài những kênh mua bản quyền nước ngoài sau đó dịch lại, nhà đài thường phải tự sản xuất để phục vụ người xem.

Để có tiền trang trải các chi phí phát sóng, các kênh truyền hình trả tiền lao vào khai thác quảng cáo. Điều này đang đi ngược với xu hướng của thế giới là truyền hình quảng bá có nguồn thu chính từ quảng cáo còn truyền hình trả tiền dựa vào phí thuê bao và cung cấp những kênh truyền hình không có quảng cáo.

Các kênh truyền hình cáp hiện nay ngoài việc chiếu lại các chương trình cũ (hoặc phát lại chương trình của các đài khác), còn xen quảng cáo với mức giá rẻ. Tham khảo qua mức giá quảng cáo của kênh bán hàng qua truyền hình TV shopping VCTC 11: Phí phát sóng 3 lần/ngày là 2,5 triệu đồng. Mỗi lần phát 10 phút với tối đa 5 sản phẩm.

Như vậy khách hàng chỉ cần trả 2,5 triệu đồng là đã có ngay 30 phút quảng cáo trên kênh truyền hình này. Một mức giá quá rẻ chẳng thế mà chỉ cần bật kênh lên là người xem tha hồ bị tra tấn bởi những chương trình quảng cáo “chất lượng hàng hóa… tuyệt hảo”!

Không kiểm chứng và bốc... tận mây

Về quy trình kiểm soát chất lượng hàng hóa bán trên truyền hình, giám đốc một công ty đang là đối tác độc quyền của TV shopping, cho biết hàng hóa muốn phát trên TV shopping đều phải mang theo sản phẩm và xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết như kiểm định chất lượng, xuất xứ hàng hóa.

Với những mặt hàng tiêu dùng không có chứng nhận chất lượng, đều phải qua Phòng Quản lý chất lượng dùng thử. Những mặt hàng dù có đầy đủ giấy tờ, nhưng quá trình kiểm tra không đạt chất lượng đều bị loại.

Theo quy định các quảng cáo hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra về chất lượng hoặc thuộc danh mục phải có chứng nhận chất lượng phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa. Hiện tại có một số đài phát thanh, truyền hình đang bỏ qua khâu này. Và theo quy định của pháp luật, tổng biên tập, giám đốc các đài phát thanh - truyền hình phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các nội dung thông tin được đăng phát trên các kênh do đài đó quản lý, trong đó có các chương trình quảng cáo.

Ông NGÔ HUY TOÀN,
Trưởng phòng Thanh tra báo chí và xuất bản Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông

TV shopping không bán những mặt hàng phát băng hình lấy từ nước ngoài, nhưng chất lượng quá xa với thực tế. Nhưng thực tế thì sao? Các công ty bán hàng trên truyền hình đã quảng cáo sản phẩm do các hãng lớn của Đức, Hoa Kỳ sản xuất, nhưng thật ra đó là hàng có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, thậm chí lấy hàng kém chất lượng từ biên giới...

Một số mặt hàng như áo nâng ngực, kem bôi liền sẹo, kem trị nám, chổi lau nhà... được quảng cáo với quá nhiều kỹ xảo, khiến người tiêu dùng “vỡ mộng” khi sử dụng.

Gần đây, khi UBND TPHCM quyết định xử phạt CTCP Mua Sắm Hạnh Phúc (công ty bán hàng qua truyền hình có tên gọi Happy Shopping, trụ sở tại đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM) 451 triệu đồng đối với hàng loạt sai phạm trong hoạt động kinh doanh, chuyện quảng cáo không đúng chất lượng thật của sản phẩm càng trở nên “nóng” hơn.

Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), hiện nay các chế tài về quảng cáo trên truyền hình đã ban hành, nhưng vẫn còn kẽ hở dẫn đến các bên liên quan không chịu trách nhiệm đến cùng thông tin họ đăng tải. "Thêm vào đó, họ chỉ nói toàn những mặt tốt, chứ ít đưa ra khuyến cáo cho người tiêu dùng" - bà Nga nói.

Rõ ràng ở đây có kẽ hở luật pháp khiến cho những bên liên quan không chịu trách nhiệm đến cùng chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. "Trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng vừa có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2011, chúng tôi có đưa quy định ngoài các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các bên liên đới (tức người đưa thông tin) cũng phải chịu trách nhiệm khi công bố thông tin về sản phẩm” - bà Nga khẳng định.

Các tin khác