Căng thẳng “đầu tư” lục địa đen: Kỳ 1: Hợp tác kiểu Trung Quốc

Từ nhiều năm qua, thế giới đã bày tỏ lo ngại trước sự bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc trong các dự án khai thác tài nguyên ở nước ngoài. Đầu tháng 6, vấn đề này càng được chú ý khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton chính thức cảnh báo về nguy cơ “chủ nghĩa thực dân mới” ở châu Phi theo sau các hoạt động “hợp tác kinh tế” của Trung Quốc.

Từ nhiều năm qua, thế giới đã bày tỏ lo ngại trước sự bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc trong các dự án khai thác tài nguyên ở nước ngoài. Đầu tháng 6, vấn đề này càng được chú ý khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton chính thức cảnh báo về nguy cơ “chủ nghĩa thực dân mới” ở châu Phi theo sau các hoạt động “hợp tác kinh tế” của Trung Quốc.

Cờ Trung Quốc đang tung bay khắp lục địa đen. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của châu Phi như dầu mỏ, vàng, bạch kim và nay là đất nông nghiệp đang được chuyển giao nhanh chóng cho người Trung Quốc thông qua những “dự án hợp tác”. Giai cấp thượng lưu gốc Hoa nhan nhản ở lục địa đen, tại các trung tâm mua sắm hiện đại, trong những chiếc Mercedes hay BMW limousine đưa con đến những ngôi trường tư danh tiếng.

Vơ vét

Những con đường ổ gà chìm trong tiếng gầm thét của những chiếc xe buýt “made in China”, đưa dân bản xứ đến các khu chợ tràn ngập hàng Trung Quốc giá rẻ. Hơn 1.600 km đường sắt do Trung Quốc xây dựng tại lục địa đen. Những đoàn tàu chở hàng tỷ tấn hàng lậu gỗ, kim cương và vàng đến các cảng biển, nơi những con tàu đang chờ chở các loại tài nguyên quý giá ở lục địa đen về Trung Quốc, sau khi dỡ xuống hàng nghìn container đồ chơi giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc.

Người Trung Quốc có mặt khắp châu Phi

Những con đập khổng lồ đang được xây dựng để sản xuất điện. Mặt đất bị cày nát bởi những công ty khai khoáng Trung Quốc, nơi những “nô lệ” địa phương được trả chưa tới 1USD/ngày để đào quặng. Những cánh rừng nguyên sinh đang bị tàn phá. Trung Quốc thu hoạch hơn 70% các loại gỗ từ châu Phi. Trung Quốc đang khát đất đai, lương thực và năng lượng. V

ới dân số chiếm 1/5 dân số thế giới, tiêu thụ dầu mỏ của nước này tăng 35 lần trong thập niên qua và châu Phi là nơi cung cấp 1/3 nhu cầu năng lượng cho họ. Trung Quốc cũng ráo riết mua lại những diện tích đất nông nghiệp rộng lớn ở châu Phi, nơi một số chính phủ cho thuê đất nông nghiệp dài hạn với giá chưa tới 1USD/mẫu Anh (khoảng 0,4ha).

Trong số những “đích ngắm” hàng đầu có Ethiopia và Sudan, những nước có hàng triệu người vẫn phải sống nhờ vào lương thực trợ cấp từ Chương trình Lương thực thế giới của LHQ.  

Hiện diện khắp nơi

Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tăng trưởng quá nóng trong nước, Trung Quốc ráo riết săn lùng các thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa. Và châu Phi trở thành điểm đến hoàn hảo. Cơn khát nguyên liệu thô kết hợp với nhu cầu xuất khẩu hàng hóa bị phương Tây dè chừng đã khiến mậu dịch giữa Trung Quốc và lục địa đen tăng chóng mặt, từ 5 triệu bảng Anh/năm lên 6 tỷ bảng Anh chỉ trong vòng 1 thập niên (tính đến 2008).

Năm 2009, Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của lục địa đen. Trong năm 2010, mậu dịch giữa 2 bên tăng tăng 40%, đạt 126,9 tỷ USD.

Chỉ trong vòng 10 năm tính đến năm 2008, có hơn 750.000 người Trung Quốc “đổ bộ” sang châu Phi. Giới quan sát tin rằng Trung Quốc đang có kế hoạch gửi khoảng 300 triệu dân sang lục địa đen để giải quyết vấn đề dân số quá tải ở trong nước. Hầu hết thành phố lớn ở lục địa đen nay đều có các “Chinatown” (thị trấn Trung Quốc). Hầu hết các loại quần áo được bày bán ở châu Phi đều là hàng nhập từ Trung Quốc.

“Từ Nigeria ở phía Bắc, đến Equatorial Guinea, Gabon và Angola ở phía Tây, từ Chad và Sudan ở phía Đông, đến Zambia, Zimbabwe và Mozambique ở phía Nam, người Trung Quốc hiện diện khắp châu lục. Nếu hôm qua người Anh cai trị chúng tôi, thì hôm nay người Trung Quốc đã thế chỗ họ” - Trevor Ncube, một doanh nhân nói.

Đổi vũ khí lấy tài nguyên

Không chỉ biến lục địa đen thành thị trường tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu trong nước, thường không đạt tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng, Trung Quốc còn là nhà cung cấp các loại vũ khí cho những cuộc nội chiến đẫm máu tại châu Phi. Những chiến đấu cơ do Trung Quốc chế tạo đang vần vũ trên bầu trời châu Phi, đổ bom xuống người dân bản xứ. Những khẩu súng trường và những quả mìn “made in China” là các loại vũ khí chính cho những cuộc nội chiến khắp lục địa đen.

Theo tờ This Is London (Anh), năm 2008, một chiếc tàu khổng lồ của Trung Quốc chuẩn bị giao 3 triệu khẩu AK-47, 3.000 roket và 1.500 súng cối cho chế độ Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe. Sau khi bị thế giới phát hiện và lên tiếng phản đối kịch liệt, chiếc tàu An Yue Jiang đã phải quay về Trung Quốc.

Thực ra, một chuyến tàu 77 tấn vũ khí như vậy chỉ là một “ly bia nhỏ” nếu so với sự giúp đỡ của Bắc Kinh đối với Mugabe, theo This Is London. Ông Mugabe hiện đã có những chiếc trực thăng và phản lực chiến đấu công nghệ cao do Trung Quốc sản xuất, dùng để chống lại “những kẻ phiến loạn” ở trong nước.

Từ khi bị Hoa Kỳ và Anh cấm vận năm 2003, Mugabe đã bám lấy Trung Quốc để được cung cấp vũ khí và tiền bạc, đổi lại việc giao cho Trung Quốc các mỏ khoáng sản trong nước. Giới quan sát cho rằng tư dinh 25 phòng ngủ và hầu hết số tài sản trên 1,62 tỷ USD của Mugabe là từ “các khoản vay” của Trung Quốc. Tòa nhà của đảng ZANU-PF, đảng của Mugabe, do người Trung Quốc xây tặng. Chỉ riêng trong năm 2007, Mugabe đã nhận tới 324 triệu USD từ Trung Quốc.

Bằng việc cung cấp vũ khí và tài chính cho Sudan, Trung Quốc đã được nhận lại từ chính quyền nước này những thương vụ đại hời. Hiện Bắc Kinh đã mua khoảng một nửa các mỏ dầu ở Sudan. Theo Liên hiệp quốc, từ năm 2003-2006, Trung Quốc bán cho Sudan 55 triệu USD vũ khí hạng nhẹ.

----------

> Kỳ 2: Chiến tranh lạnh dầu mỏ

Các tin khác