Đồng hành cùng nông dân

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa thu hoạch hàng năm khoảng 38 triệu tấn, trong đó hơn 60% tập trung ở ĐBSCL, hiện là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Thế nhưng trong nhiều năm qua, nông dân trồng lúa lại không an tâm do đầu ra của hạt lúa bấp bênh, có năm trúng mùa nhưng giá thấp, bán không được; có năm lại mất mùa do thiên tai, dịch bệnh.

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa thu hoạch hàng năm khoảng 38 triệu tấn, trong đó hơn 60% tập trung ở ĐBSCL, hiện là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Thế nhưng trong nhiều năm qua, nông dân trồng lúa lại không an tâm do đầu ra của hạt lúa bấp bênh, có năm trúng mùa nhưng giá thấp, bán không được; có năm lại mất mùa do thiên tai, dịch bệnh.

Nông dân luôn trong thế khó

Vậy ẩn số cho bài toán “nông dân an tâm trồng lúa, trồng lúa có hiệu quả” và “chất lượng, thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam” ở đâu, giống lúa hay cách đầu tư, tổ chức sản xuất? Làm thế nào để giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận người sản xuất?

Hiện nay đa số nông dân trồng, chăm sóc, tiêu thụ lúa gạo đối diện với những rủi ro như sau: chưa có những nghiên cứu chính xác để xác định nhu cầu thị trường và chưa xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên thế giới do chưa bảo đảm và ổn định chất lượng. Nông dân thường tự quyết loại giống trồng trọt do lo ngại về vấn đề tiêu thụ.

Việc sử dụng giống nhà (giữ lại khi thu hoạch vụ trước), không dùng giống xác nhận là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, độ thuần của gạo.

Điều chắc chắn là hiện tại và tương lai lúa gạo vẫn là trụ cột của an ninh lương thực quốc gia. Nhưng trọng trách này chỉ có thể đạt được một cách bền vững khi những vùng trồng lúa phải trở thành vùng phồn vinh của nông thôn Việt Nam và nông dân trồng lúa phải có thu nhập tương xứng. Mục tiêu này đòi hỏi ngành lúa gạo Việt Nam phải có những đổi thay lớn để tạo bước phát triển mới giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.

Ông BÙI BÁ BỔNG,
Thứ trưởng Bộ NN-PTNN

Do hiện trạng sở hữu đất canh tác hiện nay khá manh mún, đã kéo theo quy mô sản xuất nhỏ và giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất lúa gạo không cao, nông dân không có tích lũy. Vì vậy, vốn đầu tư vật tư nông nghiệp (giống, phân, thuốc BVTV) phục vụ sản xuất là nỗi lo của người nông dân.

Rất ít nông dân sử dụng vốn tự có mà đa phần vay, mượn, mua nợ vật tư. Tổ chức sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún, không tập trung làm gia tăng chi phí và không có điều kiện để cơ giới hóa. Công tác thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập, dẫn đến tỷ lệ thất thoát cao và không bảo đảm chất lượng.

Hiện nay có rất nhiều chương trình khuyến nông hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xử lý dịch hại. Nhưng vấn đề là nông dân cần một quy trình canh tác hoàn chỉnh, trọn vẹn từ khâu làm đất - xử lý giống - gieo sạ - sử dụng phân bón - thuốc BVTV - xử lý dịch hại cho đến thu hoạch.

Việc ứng dụng và tuân thủ quy trình canh tác sẽ mang lại hiệu quả rất cao: giảm chi phí đầu tư, năng suất cao, hạt lúa có chất lượng tốt, đồng đều góp phần nâng cao giá trị thương phẩm. Trồng ra hạt lúa đã khó nhưng bán được gạo với mức lợi nhuận đảm bảo trang trải cuộc sống đôi khi còn khó hơn.

Thế yếu của người nông dân là không có kho bãi để có thể chứa, trữ lúa, đa số khi thu hoạch xong bán ngay, dù không phải lúc nào cũng thực hiện được. Có nhiều thời điểm nông dân phải bán với giá huề vốn hoặc lỗ để có tiền trang trải các chi phí sản xuất và đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Thị trường tiêu thụ lúa qua nhiều tầng nấc trung gian, khi giá lên giới này hưởng lợi, khi giá xuống nông dân gánh chịu. Như vậy nông dân luôn phải bán lúa ở thế thụ động, gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết tốt vấn đề này chính là sự gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân.

Thuyết phục nông dân bằng mô hình mới

Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” của CTCP Bảo vệ Thực vật An Giang (AGPPS) hoạt động từ năm 2006. Theo đó các kỹ sư nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại và “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con nông dân tại các điểm, mô hình trên cả nước.

Đến quý III-2010, khi đã có đủ cơ sở cần thiết, AGPPS triển khai thêm chương trình “Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo” với mô hình đầu tiên được thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, bằng việc tổ chức xây dựng các hạng mục nhà kho, khu vực sấy, nhà máy chế biến gạo với công suất chế biến 100.000 tấn lúa/năm đáp ứng nhu cầu vùng nguyên liệu 13.000-15.000 ha diện tích canh tác/năm.

Sự gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhà.

Sự gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhà.

Chương trình “Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo” được triển khai thực hiện theo hình thức: quy hoạch khu vực, diện tích canh tác; quy hoạch giống lúa cho từng khu vực, các loại giống lúa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao của thị trường trong và ngoài nước; tổ chức thực hiện ký hợp đồng “Hợp tác sản xuất lúa hàng hóa” với nông dân.

Cán bộ kỹ thuật của AGPPS trực tiếp hướng dẫn nông dân thực hiện canh tác theo quy trình quản lý dịch hại theo hướng hiệu quả - bền vững, cùng nông dân thăm đồng, hướng dẫn ghi chép nhật ký đồng ruộng, xử lý dịch hại theo quy trình.

Vụ đông-xuân 2010-2011, mỗi cán bộ kỹ thuật phụ trách khoảng 40 ha, nhưng các vụ tới mỗi người phụ trách 60 ha trở lên.

Vụ đông-xuân 2010-2011 vừa qua, AGPPS đã triển khai 1.200ha diện tích vùng nguyên liệu cho nhà máy tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang với kết quả rất tốt. Năng suất thu hoạch trong vùng nguyên liệu 8,5-12 tấn lúa/ha tùy loại giống, đặc biệt có những hộ đạt 13 tấn/ha.

Nông dân canh tác theo quy trình quản lý dịch hại theo hướng hiệu quả - bền vững giá thành trung bình chỉ 3.000 đồng/kg lúa so với giá 3.200-3.500 đồng/kg lúa của vùng khác. Với giá niêm yết thu mua của AGPPS 6.600 đồng/kg lúa, nông dân lãi trung bình hơn 150%.

Cụ thể, sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân lãi bình quân từ 25-34 triệu đồng/ha. Vụ hè-thu 2011, diện tích vùng nguyên liệu tại Vĩnh Bình được mở rộng lên 1.600ha. Và trong quý III-2011, AGPPS sẽ triển khai đầu tư 2 nhà máy chế biến tại huyện Thoại Sơn, An Giang và huyện Vĩnh Hưng, Long An với công suất mỗi nhà máy 200.000 tấn lúa/năm cùng với việc đầu tư vùng nguyên liệu tại khu vực nhà máy.

Các tin khác