Tỷ giá qua các sự kiện chính trị quốc tế

(ĐTTCO) - Tỷ giá bán ra tại các NHTM tăng mạnh từ sau Tết Đinh Dậu 2017. Tuần qua, đã có NH niêm yết giá bán ra ở mức 22.830 đồng/USD, trong khi mức phổ biến trước Tết vào khoảng 22.600 đồng. Trong bối cảnh các biến số kinh tế trong nước không có nhiều đột biến, biến động của tỷ giá USD/VND lại đang xuất phát từ sự tăng giá mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế.

(ĐTTCO) - Tỷ giá bán ra tại các NHTM tăng mạnh từ sau Tết Đinh Dậu 2017. Tuần qua, đã có NH niêm yết giá bán ra ở mức 22.830 đồng/USD, trong khi mức phổ biến trước Tết vào khoảng 22.600 đồng. Trong bối cảnh các biến số kinh tế trong nước không có nhiều đột biến, biến động của tỷ giá USD/VND lại đang xuất phát từ sự tăng giá mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Chỉ số USD Index tăng hơn 1% kể từ đáy tháng 1-2017 (nay đã hạ nhiệt) , chủ yếu xuất phát từ các biến số chính trị. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hạ nhiệt với Nhật Bản sau cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 10-2-2017, mở ra khả năng hợp tác kinh tế thay thế cho TPP. Có ý kiến cho rằng Donald Trump tuyên bố các chính sách thuế chưa có tiền lệ đã làm đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, các biến cố chính trị tại Pháp mới đang là động lực chính cho sự tăng giá của đồng USD (vì quan điểm của Trump về dài hạn muốn làm giá đồng USD khi cho rằng đồng USD quá cao) và dự kiến còn gây ảnh hưởng trong thời gian tới.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Khả năng chiến thắng của bà Marine Lepen ngày càng tăng lên trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp đang tạo ra một tin xấu đối với các NĐT. Bà Marine Lepen là người ủng hộ Tổng thống Donald Trump và cũng có quan điểm cánh tả như chống toàn cầu hóa cũng như khởi động kịch bản Fraxit (Pháp rời khởi Eurozone) nếu đắc cử. Từ giữa tháng 2-2017, thông tin này là một trong những nguyên nhân khiến cho đồng EUR rớt giá mạnh và thúc đẩy đồng USD tăng giá.

Từ sau sự cố Brexit và đỉnh điểm là bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, các biến số chính trị đang là yếu tố chính tác động lên các thị trường tài chính. Do đó, NĐT đang trở nên rất nhạy cảm với các biến cố chính trị. Việc truyền thông quốc tế đang làm nóng sự kiện bầu cử Tổng thống Pháp thông qua các bài điều tra xã hội (poll) là điều khiến NĐT trở nên quan tâm hơn.

Những biến số chính trị tại Hàn Quốc cũng khiến cho NĐT Việt Nam cần lưu ý. Ngày 17-2-2017, lãnh đạo tập đoàn Samsung Yay Y.Lee đã bị bắt với cáo buộc liên quan đến bê bối tham nhũng. Sự kiện này liên quan đến việc luận tội Tổng thống Park Geun-Hye. Còn quá sớm để đánh giá ảnh hưởng của sự kiện này đến hoạt động kinh doanh của Samsung, nhưng ông Yay Y.Lee đang là người có quyền lực lớn nhất ở tập đoàn này với sự ủng hộ của các NĐT lớn khi họ đánh giá Lee là nhà lãnh đạo theo chiều hướng cách tân. Theo Bussiness Insider, ông Yay Y.Lee đang nhận được nhiều phiếu ủng hộ từ các NĐT lớn tại Samsung để mở rộng thêm quyền lực từ năm 2016. Vì vậy, cú sốc của Yay Y.Lee bị bắt gây lo ngại về khả năng phát triển của tập đoàn này.

Samsung năm 2016 đã chiếm tới 22,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và hoạt động kinh doanh của tập đoàn này đang mang lại một lượng lớn ngoại tệ cho Việt Nam. Do đó cuộc khủng hoảng tại Samsung được các NĐT theo dõi vì nó ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu và tỷ giá của Việt Nam.

Hiệu ứng đồng USD

(ĐTTCO) -Sau những diễn biến từ Hoa Kỳ với chiều hướng ủng hộ sự mạnh lên của đồng USD, tâm lý đầu cơ cũng dần nóng lên tại thị trường trong nước, cho dù tương quan cung cầu ngoại tệ vẫn ở mức ổn định. Ông Trần Đức Anh, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), phân tích chỉ số USD Index (chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác) ngày 16-2 qua giảm -0,6% sau khi đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng nhờ các dữ liệu kinh tế lạc quan của Hoa Kỳ, cùng với kỳ vọng của NĐT về lạm phát tăng mạnh và Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ chỉ số USD Index quay trở lại xu hướng tăng.

Như vậy diễn biến tăng nóng của đồng USD tại các NHTM trong nước tuần qua là trái ngược đồng USD trên thị trường thế giới. Đến cuối tuần, tỷ giá giao dịch USD đều tăng vài chục đồng so với đầu tuần. Giải thích lý do của sự tăng nóng này, TS. Bùi Quang Tín, Trường Đại học NH TPHCM, cho biết nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu USD của một số NH trong nước nhằm đáp ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu. Một khi nhu cầu USD của vài NH tăng lên sẽ đẩy giá USD của nhiều NH khác tăng theo. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác lại cần USD để thực hiện thanh toán cũng tranh thủ mua vào, vì họ dự báo FED sẽ tăng lãi suất. Tất cả các yếu tố này đã tạo áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ trong những ngày qua. Tuy nhiên, diễn biến tăng nóng của tỷ giá như vậy không đáng lo ngại. Thanh khoản trên thị trường vẫn rất tốt khi tỷ giá trung tâm của NHNN tăng không đáng kể. Mặc dù tỷ giá USD/VNĐ dự báo sẽ chịu áp lực tăng giá trong thời gian tới vì chính sách tiền tệ của FED, nhưng với sự dồi dào thanh khoản USD trên thị trường và dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng, NHNN vẫn sẽ tiếp tục điều hành tốt diễn biến tỷ giá USD/VNĐ trong thời gian tới và dự kiến tỷ giá sẽ tăng khoảng từ 2-3% trong năm nay.

TS. Lê Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng phòng nghiên cứu Dragon Capital, cũng đưa ra nhận định tiền đồng sẽ không thể mất giá quá 2%. Ông Tuấn phân tích, năm 2016 cán cân thương mại thặng dư gần 2,7 tỷ USD cùng với cán cân vãng lai thặng dư, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt kỷ lục tới 42 tỷ USD. Bên cạnh đó, phần lớn thị trường trái phiếu chính phủ hiện nay được sở hữu bởi NĐT trong nước sẽ hỗ trợ cho vị thế đồng VNĐ.

Minh Xuân

Các tin khác