Tái xuất vàng: Nên hay không?

Hiện có hai quan điểm trái ngược nhau về việc tái xuất vàng. Đó là nên hay không nên tái xuất vàng. Quan điểm nào cũng có cái lý của nó. Vấn đề đặt ra là cần bàn xem lý nào là đúng hơn, phù hợp hơn?

Hiện có hai quan điểm trái ngược nhau về việc tái xuất vàng. Đó là nên hay không nên tái xuất vàng. Quan điểm nào cũng có cái lý của nó. Vấn đề đặt ra là cần bàn xem lý nào là đúng hơn, phù hợp hơn?

Trong 7 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu vàng trong quý  I chỉ đạt 70 triệu USD, nhưng đã tăng lên trong tháng 4 (86 triệu USD), tăng mạnh hơn trong tháng 5 (242 triệu USD), đặc biệt tăng cao trong 2 tháng nay (tháng 6 đạt 806 triệu USD, tháng 7 ước đạt 800 triệu USD).

Nên tái xuất vàng

Quan điểm thứ nhất là nên tái xuất vàng, xuất phát từ bốn lý do. Một là, vàng là một loại hàng hóa. Đã là hàng hóa thường theo cái lý thông thường của việc buôn bán trong cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập và theo nguyên tắc “bình thông nhau”, giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới. Khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, thì xuất khẩu. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới, thì nhập khẩu.

Hai là, lượng vàng trong dân hiện rất lớn, nếu không cao như dự đoán lên tới 1.000 tấn (tính theo giá hiện tại thì tương đương với khoảng trên 50 tỷ USD) thì cũng ở mức có thể tin được là 500 tấn (tương đương với trên 25 tỷ USD). Đây là một lượng vốn khổng lồ, chiếm từ gần một phần tư đến gần một nửa GDP của cả nước đang nằm yên trong dân. Nếu xuất khẩu vàng, thì sẽ góp phần khai thác một phần quan trọng lượng vốn đó ở trong dân.

Ba là, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên. Một trong những nội dung quan trọng của kinh tế vĩ mô là nhập siêu. Vì vậy, xuất khẩu vàng sẽ góp phần làm giảm tổng kim ngạch nhập siêu của cả nước. Chẳng hạn, ước 7 tháng nhập siêu của cả nước là 6,64 tỷ USD, nhưng nếu không kể tái xuất vàng, thì tổng nhập siêu sẽ lên đén 8,65 tỷ USD; tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu không phải là 12,9%, mà sẽ là 17,5% nếu không kể tái xuất vàng.

Bốn là, nhập siêu thấp hơn sẽ góp phần giảm mất cân đối cán cân thanh toán, giảm áp lực tăng tỷ giá, tạo cơ hội để tăng dự trữ ngoại hối nói chung và dự trữ ngoại tệ nói riêng.

Không nên tái xuất vàng

Quan điểm này xuất phát từ ba lý do: Một là, nguồn vàng ở trong nước xuất phát từ khai thác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu có từ nhập khẩu. Nếu xuất khẩu thì sẽ làm giảm nguồn vàng ở trong nước.

Hai là trong điều kiện biến động trên thị trường thế giới phức tạp, nhanh chóng, khó lường, thậm chí ở nhiều nước còn đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng kép, nên vàng sẽ được lựa chọn là nơi trú ẩn an toàn và là kênh đầu tư có lợi nhất. Trên thế giới, ngân hàng trung ương nhiều nước (chưa kể các quỹ đầu tư tư nhân, các doanh nghiệp và dân cư) đã có lượng vàng dự trữ rất lớn (Hoa Kỳ 8.966 tấn, Đức 3.748 tấn, IMF 3.101 tấn, Italia 2.722 tấn, Pháp 2.864 tấn, Trung Quốc 1.162 tấn, Thụy Sỹ 1.146 tấn, Nga 915 tấn, Nhật Bản 843 tấn, Ngân hàng Trung ương châu Âu 523 tấn…).

Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới (SPDR Gold Trust) tính từ đầu tháng 7 đến nay đã mua ròng hơn 39 tấn vàng, đưa lượng vàng nắm giữ lên 1.244,8 tấn.

Trong điều kiện việc mua vào trên thế giới là như vậy, thì việc xuất khẩu của Việt Nam có thể là ngược chiều?

Ba là, trong điều kiện lạm phát trên thế giới đang trong xu hướng tăng, trong điều kiện giá vàng trên thế giới có xu hướng tăng cao, việc xuất khẩu có thể là bán hớ.

Nhiều ý kiến cho rằng việc xuất khẩu vàng nữ trang là bình thường, nhưng không nên khuyến khích, thậm chí cần hạn chế bằng việc tăng thuế suất xuất khẩu vàng như chủ trương của Bộ Tài chính và sự đồng thuận của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước cần tranh thủ thời cơ giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới để mua vào, nhằm tăng hoặc chuyển đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối của đất nước (gồm ngoại tệ và vàng). Lượng dự trữ này ngoài ý nghĩa là tăng sức mạnh kinh tế của quốc gia mà còn có nguồn lực để sẵn sàng xử lý, can thiệp nhanh khi thị trường trong nước và quốc tế có biến động lớn.

Các tin khác