Giá vàng trồi sụt nhẹ, USD vững vàng trên đỉnh

Ngày 18-4, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước được điều chỉnh lên trên ngưỡng 37,3 triệu đồng/lượng, cao hơn một chút so với mức chốt tuần trước. Trên thị trường ngoại tệ, USD tiếp tục được duy trì ở mức giá cao ngày thứ 2 liên tiếp.

Ngày 18-4, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước được điều chỉnh lên trên ngưỡng 37,3 triệu đồng/lượng, cao hơn một chút so với mức chốt tuần trước. Trên thị trường ngoại tệ, USD tiếp tục được duy trì ở mức giá cao ngày thứ 2 liên tiếp.

Tính tới 8 giờ 50, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 37,2-37,32 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), nhưng 5 phút sau, giá được điều chỉnh xuống còn 37,18-37,3 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng mỗi lượng ở cả 2 chiều. Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý được mua và bán ở các mức tương tự.

Giá vàng tăng giảm với biên độ hẹp. (Ảnh: VnEconomy)
Giá vàng tăng giảm với biên độ hẹp. (Ảnh: VnEconomy)

Cùng thời gian ở Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 37,21 triệu đồng/lượng, bán ra 37,31 triệu đồng/lượng. Vàng SJC đứng ở các mức 37,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,32 triệu đồng/lượng (bán ra).

Như vậy, so với cuối tuần trước, giá vàng trong nước nhích hơn 20.000 đồng/lượng ở mỗi chiều mua, bán. Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 16-4, vàng trong nước đứng ở mức 37,28 triệu đồng/lượng, thấp hơn mức chốt hôm 9-4 gần 100.000 đồng/lượng, bất chấp giá thế giới vọt lên mốc cao kỷ lục mọi thời đại 1.486USD/ounce, tăng hơn 10USD so với ngày 9-4.

Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco sáng 18-4, giá vàng giao ngay tại châu Á biến động khá mạnh. Đầu phiên vàng tiếp đà tăng hôm thứ sáu tuần trước vọt thẳng lên mốc 1.490USD/ounce, sau đó quay đầu giảm mạnh. Tính tới 8 giờ 55 sáng, giá vàng giao ngay Kitco đã chạm xuống vùng 1.484,8USD/ounce, nhưng chỉ sau 5 phút lại bật ngược lên mốc 1.485,3USD/ounce, chỉ thấp hơn mốc chốt tuần trước chưa tới 1USD.

Các chuyên gia phân tích trên Bloomberg nhận định, tuần này giá vàng quốc tế tiếp tục biến động mạnh, do những lo ngại về lạm phát, nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục đẩy nhà đầu tư tới nhu cầu tích trữ vàng. Còn theo nhận định của Reuters, tuần này vàng sẽ biến động tùy mức độ nhạy cảm trong các cuộc tranh luận của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) về việc nâng hay duy trì lãi suất cơ bản.

Tuần trước, hàng loạt báo cáo về lạm phát tháng 3 của các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu cho thấy nguy cơ giá lương thực, năng lượng tăng cao đang gây sức ép lên đời sống người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, vàng đã trở thành sự lựa chọn chính của nhà đầu tư, như một kênh trú ẩn an toàn. Thêm vào đó, những lo ngại từ tình hình nợ nần của Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp trở nên tồi tệ hơn, cũng góp phần đẩy giá vàng leo thang.

Theo Adam Lopfenstein, nhà phân tích thị trường chiến lược của Lind-Waldock tại Chicago, Hoa Kỳ, những con số lạm phát trong bối cảnh này lại là những hỗ trợ lạc quan đối với giá vàng. Với những vấn đề nợ khu vực châu Âu và mỹ, các nhà đầu tư đều muốn mua vàng để phòng ngừa rủi ro. Còn theo nhà môi giới Frank Lesh thuộc hãng giao dịch FuturePath Trading, lạm phát là mối quan tâm hàng đầu và là một trong những lý do khiến vàng được mua nhiều.

Nhiều chuyên gia đã nâng dự báo đỉnh giá vàng trong năm nay, từ mốc 1.500USD/ounce trước đó lên 1.750USD/ounce trong năm nay, xuất phát từ các lý do trên cùng với lực giảm mạnh của USD. Việc FED liên tục duy trì lãi suất cơ bản gần bằng không suốt từ năm 2008 tới nay cũng là một lực đẩy cho thị trường vàng cất cánh.

Trên thị trường ngoại hối trong nước, sáng 18-4, tỷ giá USD liên ngân hàng duy trì ở mức đỉnh cao ngày thứ 2 liên tiếp, 20.728 đồng/USD, cao nhất kể từ khi NHNN điều chỉnh tỷ giá hôm 11-2 tới nay. Tỷ giá trần áp dụng tại các NHTM là 20.935 đồng/USD. Cụ thể, tại Vietcombank, giá USD mua vào 20.930 đồng, bán ra 20.935 đồng.

Cũng tại Vietcombank sáng nay, yen Nhật được mua vào với giá 247,49 249,99 đồng/yen, bán ra với giá 254,62 đồng/yen. EUR được mua vào với giá 29.841,3-29.931,09đồng/EUR, bán ra ở mức 30.304,11 đồng/EUR.

Các tin khác