Bắt đầu giảm lãi suất huy động USD

(ĐTTC) – Ngày 11-4-2011, đồng loạt NHTM công bố biểu lãi suất huy động USD áp dụng từ ngày 13-4 theo hướng giảm xuống tối đa 3%/năm theo Thông tư 09 của NHNN ban hành cuối tuần qua. Cụ thể, Eximbank, ACB, VietABank áp dụng lãi suất huy động USD tất cả các kỳ hạn từ 1 -12 tháng đều 3%/năm.

(ĐTTC) – Ngày 11-4-2011, đồng loạt NHTM công bố biểu lãi suất huy động USD áp dụng từ ngày 13-4 theo hướng giảm xuống tối đa 3%/năm theo Thông tư 09 của NHNN ban hành cuối tuần qua. Cụ thể, Eximbank, ACB, VietABank áp dụng lãi suất huy động USD tất cả các kỳ hạn từ 1 -12 tháng đều 3%/năm.

Tại Sacombank lãi suất 3%/năm được áp dụng cho kỳ hạn từ 1-36 tháng và áp dụng cho tất cả mức tiền mà khách hàng gửi. Do ngày 11-4 trùng ngày nghĩ lễ Giỗ tỗ Hùng Vương nên vẫn còn một số ngân hàng vẫn niêm yết lãi suất huy động USD từ 4,5-5%/năm. Theo Thông tư 09 của NHNN trần huy động lãi suất USD 3%/năm được áp dụng từ ngày 13-4-2011.

Giải thích về việc niêm yết lãi suất 3%/năm cho tất cả các kỳ hạn, ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc VietABank, cho biết lãi suất huy động USD của ngân hàng trước đây ít nhất 5-6%/năm nên trần huy động 3%/năm mới này áp dụng thì lãi suất huy động giảm gần một nửa. Để tránh gây sốc cho khách hàng, ngân hàng áp dụng trần tối đa ở các kỳ hạn. Nhưng khi người dân đã quen với mức lãi suất đó thì ngân hàng sẽ giảm dần lãi suất huy động USD xuống dưới mức trần, tạo đường cong lãi suất hợp lý ở các kỳ hạn.

Theo bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, có thể, 3%/năm chỉ là trần để thăm dò và sẽ điều chỉnh dần trong thời gian tới, nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. Trần lãi suất ngoại tệ này được áp dụng đồng thời với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ buộc ngân hàng phải giảm lãi suất tiết kiệm ngoại tệ. Khi đó, người dân sẽ có sự so sánh giữa việc gửi ngoại tệ và nội tệ.

Trong khi gửi VNĐ với lãi suất lên đến 14%/năm, còn gửi ngoại tệ chỉ 2-3%/năm, chắc chắn người gửi tiền sẽ bán USD để chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Từ đó tăng cung USD cho thị trường ngoại hối, góp phần duy trì tính ổn định của tỷ giá hối đoái. Đồng thời, làm tăng thanh khoản của VNĐ góp phần làm lãi suất VNĐ giảm và tăng tính ổn định cho thị trường.

Các tin khác