Yếu tố văn hóa ở sân chơi nhan sắc

Với câu hỏi rất nóng về giàn khoan 981 trên Biển Đông, lẽ ra là cơ hội để lấy điểm trước giám khảo và khán giả, nhưng thí sinh Phan Thị Thu Phương trả lời: “Em cảm thấy rất là bức xúc, nó xâm phạm về lãnh thổ, về vùng kinh tế của đất nước Việt Nam mình. Em muốn người Trung Quốc hãy mở giàn khoan đó ra và để cho đất nước Việt Nam của em ngày càng xinh đẹp hơn". Nếu thiện chí hiểu chữ “mở” có nghĩa tương đương “gỡ” đáp án trên vẫn nằm ở mức đáng tội nghiệp.

Cuộc thi Hoa hậu Đại Dương khép lại, đã gây xôn xao dư luận. Sự chú ý của công chúng không phải vì sân chơi này tìm ra gương mặt xuất sắc để tôn vinh, mà vì phần ứng xử khá ngây ngô của thí sinh trong đêm chung kết.

Với câu hỏi rất nóng về giàn khoan 981 trên Biển Đông, lẽ ra là cơ hội để lấy điểm trước giám khảo và khán giả, nhưng thí sinh Phan Thị Thu Phương trả lời: “Em cảm thấy rất là bức xúc, nó xâm phạm về lãnh thổ, về vùng kinh tế của đất nước Việt Nam mình. Em muốn người Trung Quốc hãy mở giàn khoan đó ra và để cho đất nước Việt Nam của em ngày càng xinh đẹp hơn". Nếu thiện chí hiểu chữ “mở” có nghĩa tương đương “gỡ” đáp án trên vẫn nằm ở mức đáng tội nghiệp.

Thí sinh Phan Thị Thu Phương vừa tròn 18 tuổi. Vì vậy bên cạnh những sự trách giận, vẫn có nhiều sự thông cảm. Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy, gương mặt từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1994, chia sẻ: “Bạn 18 tuổi, bạn đứng trên sân khấu, trước một rừng ống kính, hàng ngàn cặp mắt, dưới cái nóng của đèn sân khấu vài ngàn oát… Bạn có sợ không, run không? Có quá đi chứ".

Nhìn lại hàng trăm cuộc thi nhan sắc đã diễn ra ở Việt Nam, vấn đề nổi cộm nhất vẫn là khả năng ứng xử của các người đẹp. Không chỉ thí sinh lọt vào top 10 hoặc top 5 nói năng ấp úng, ngay cả hoa hậu cũng phơi bày sự hồn nhiên quá mức. Thí dụ, trước câu hỏi: “Bạn nói gì về thủ đô yêu quý ngàn năm văn hiến Hà Nội?”, Hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan thật thà: “Kiến thức của em còn hạn hẹp, xin ban giám khảo cuộc thi cho em xin phép trả lời ở cuộc thi sau”. Nếu vậy, cuộc thi đang diễn ra phải… giải tán chăng?

Dù rất ngưỡng mộ những cô gái chân dài lộng lẫy, chúng ta vẫn phải thừa nhận khả năng ứng xử của các người đẹp Việt Nam cần phải được cải thiện một cách nghiêm túc. Trách nhiệm ấy tất nhiên không thể trông chờ vào những người tổ chức trao vương miện, mà tùy thuộc vào sự đổi mới giáo dục. Vì sao thí sinh hoa hậu ở các quốc gia khác lại có ứng xử khéo léo và thông minh? Rất đơn giản, ngay từ bậc tiểu học hoặc trung học họ đã được trau dồi nhiều môn kỹ năng thuyết trình, hoặc kỹ năng đối thoại nên hoàn toàn tự tin trước đám đông.

Ngành giáo dục nước ta đang mong muốn cải tiến một cách toàn diện và cơ bản, theo yêu cầu cấp thiết của xã hội. Thì đây, trình độ của các người đẹp ở sân chơi hoa hậu cũng chính là sự phô diễn rõ ràng nhất, đòi hỏi phải có sự cải tổ mạnh mẽ, để kiến thức văn hóa lên ngôi cùng nhan sắc.

Các tin khác