Vẻ đẹp dâng hiến

Nghe tin Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố ký hiến tặng toàn bộ mô, tạng khi chết não, người dân vừa ngạc nhiên, vừa có cảm giác nể phục và mến mộ. Có thể nói đây là hành động đáng ngưỡng mộ của bà Nguyễn Thị Kim Tiến trong suốt thời gian lãnh đạo Bộ Y tế. Bất kỳ ai tham gia hiến tặng thân thể mình để phục vụ cho y học và mục đích cứu chữa những bệnh nhân, đều rất cao cả và đẹp đẽ. Là người đứng đầu đội ngũ thầy thuốc, động thái tự nguyện của bà Nguyễn Thị Kim Tiến càng có ý nghĩa làm gương cho xã hội, như chính bà thổ lộ: “Tôi còn xung phong làm Chủ tịch Hội vận động hiến ghép mô, tạng và bộ phận cơ thể người. Với cương vị quản lý nhà nước, tôi càng có lý do thúc đẩy nhanh để có nguồn tạng”.

Nghe tin Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố ký hiến tặng toàn bộ mô, tạng khi chết não, người dân vừa ngạc nhiên, vừa có cảm giác nể phục và mến mộ. Có thể nói đây là hành động đáng ngưỡng mộ của bà Nguyễn Thị Kim Tiến trong suốt thời gian lãnh đạo Bộ Y tế. Bất kỳ ai tham gia hiến tặng thân thể mình để phục vụ cho y học và mục đích cứu chữa những bệnh nhân, đều rất cao cả và đẹp đẽ. Là người đứng đầu đội ngũ thầy thuốc, động thái tự nguyện của bà Nguyễn Thị Kim Tiến càng có ý nghĩa làm gương cho xã hội, như chính bà thổ lộ: “Tôi còn xung phong làm Chủ tịch Hội vận động hiến ghép mô, tạng và bộ phận cơ thể người. Với cương vị quản lý nhà nước, tôi càng có lý do thúc đẩy nhanh để có nguồn tạng”.

Theo phân tích của Bộ trưởng Bộ Y tế: “Hiến tạng giúp cho 3 chủ thể được hạnh phúc: Người chết được hiến tạng cứu người; người được ghép tạng được cứu sống; ngành y giúp kết nối người cho và người nhận giành lại sự sống”.  Một người hiến tặng các cơ quan nội tạng và mô của mình có thể cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống cho 50 người khác. Những cơ quan nội tạng có thể được lưu trữ gồm thận, tim, phổi, tuyến tụy, ruột, da, giác mạc... Việt Nam hiện vẫn còn trên 16.000 người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng và hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc.

Còn nhớ, đầu thập niên 90, dư luận sửng sốt khâm phục khi biết chị Trần Hồ Quang Ngọc Cúc, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tình nguyện hiến xác cho y học. Chị Cúc là vợ của nhà báo Lý Quí Chung. Trong cuốn “Hồi ký không tên”, nhà báo đã kể rằng ông choáng váng lúc nhận được cú điện thoại thông báo vợ mình đã hoàn thành thủ tục hiến xác cho Trường Đại học Y Dược TPHCM. Thế nhưng, nghe vợ mình về trình bày quan điểm đầy nhân văn, ông đã thực sự trân trọng nghĩa cử ấy.

Ngày chị Trần Hồ Quang Ngọc Cúc qua đời, rất nhiều bạn bè đã đến viếng chị trong niềm ngưỡng mộ. Ở đám tang đơn sơ của chị, người ta đọc 2 câu thơ tôn vinh chị: "Sợ con ong buồn, không đòi vòng hoa/Sợ đau cánh rừng, không đòi ván gỗ". 2 thập niên trôi qua, từ người phụ nữ hiến xác đến bà Bộ trưởng hiến tặng mô tạng, ít nhiều chứng minh rằng ý thức vì sức khỏe cộng đồng đang được nâng lên. Vẻ đẹp dâng hiến khiến cuộc đời thêm ấm áp.

Các tin khác