Tượng đài nghệ thuật Điện Biên Phủ

Không khí kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ diễn ra tưng bừng trên mảnh đất Điện Biên tạo ra huyền thoại thuở nào, mà còn nức lòng nức dạ đồng bào cả nước. Vẻ đẹp kiêu hãnh của sức mạnh Việt Nam vào ngày 7-5-1954 cũng để lại một dấu son trong lịch sử nhân loại. Dù khác nhau về giàu nghèo, vị trí xã hội, mỗi người Việt Nam đều mong muốn niềm tự hào “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” được xây dựng thành biểu tượng nghệ thuật.

Không khí kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ diễn ra tưng bừng trên mảnh đất Điện Biên tạo ra huyền thoại thuở nào, mà còn nức lòng nức dạ đồng bào cả nước. Vẻ đẹp kiêu hãnh của sức mạnh Việt Nam vào ngày 7-5-1954 cũng để lại một dấu son trong lịch sử nhân loại. Dù khác nhau về giàu nghèo, vị trí xã hội, mỗi người Việt Nam đều mong muốn niềm tự hào “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” được xây dựng thành biểu tượng nghệ thuật.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào thi ca, âm nhạc, tiểu thuyết, sân khấu, hội họa… với những giá trị thẩm mỹ riêng biệt. Tuy nhiên, xét ở góc độ rung cảm, một tượng đài hay một điệu múa không đủ biên độ khái quát tầm vóc và truyền lửa tinh thần cho thế hệ sau về Điện Biên Phủ. Chỉ có điện ảnh mới đủ khả năng gánh vác sứ mệnh ấy. Bởi lẽ, điện ảnh dung hòa hợp lý và tận dụng triệt để tất cả tinh hoa các loại hình nghệ thuật, đồng thời bắc cầu giao lưu quốc tế nhanh chóng nhất. Không thể nói khác hơn, muốn thế giới thấu hiểu chủ nghĩa anh hùng và nền tảng nhân văn của người Việt Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ, phải trông chờ vào một bộ phim công phu và hoành tráng.

Nếu khăng khăng cho rằng điện ảnh vẫn đứng ngoài đề tài Điện Biên Phủ, những người làm nghệ thuật thứ bảy nước ta sẽ tức giận đỏ mặt tía tai. Thế nhưng, thẳng thắn mà đánh giá, những bộ phim từng tập trung khai thác đề tài Điện Biên Phủ đều chỉ dừng ở mức độ minh họa. Thậm chí, công chúng còn ái ngại khi thấy ngành điện ảnh làm phim về Điện Biên Phủ một cách vội vàng như thể chỉ để phục vụ cho những dịp đại lễ. Chẳng hạn, năm 1994 có phim “Hoa ban đỏ” kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 2004 có phim “Ký ức Điện Biên” kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, còn năm 2014 có phim “Sống cùng lịch sử” kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điện ảnh khi không có chiến lược cụ thể và lâu dài, mà chỉ hấp tấp ăn đong không thể nào có tác phẩm xuất sắc. Chúng ta còn nghèo, càng không được phép dàn trải vốn nhà nước vào những dự án làm phim nhỏ lẻ. Thà một lần đầu tư khoản tiền tương đối để làm một bộ phim cho ra tấm ra món, còn hơn nhiều lần đầu tư khoản tiền khiêm tốn để làm một bộ phim chiếu vài buổi rồi cất vào kho.

Muốn có một biểu tượng nghệ thuật Điện Biên Phủ, hãy nhìn sang những ngành điện ảnh bè bạn mà học hỏi. Dẫu không khẩu phục vẫn phải tâm phục những bộ phim tuyên truyền của Trung Quốc như “Kiến quốc đại nghiệp” hay “Kiến đảng vĩ nghiệp” đều rất công phu và hoành tráng, quy tụ dàn diễn viên toàn cỡ siêu sao.

Các tin khác