TT Putin cấm CLB Nga mua cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ

Sự căng thẳng trong quan hệ chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã lan đến bóng đá khi Tổng thống Vladimir Putin vừa ban hành một lệnh cấm trực diện.

Sự căng thẳng trong quan hệ chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã lan đến bóng đá khi Tổng thống Vladimir Putin vừa ban hành một lệnh cấm trực diện.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi rất nhiều trong thời gian qua. Vụ việc máy bay quân sự Nga bị phòng không Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gây chấn động toàn thế giới. Dù Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Ahmet Davutoglu khẳng định hành động này có nguyên do chính đáng nhưng phía Nga bác bỏ hoàn toàn.

Những người đứng đầu quốc gia rộng lớn nhất thế giới muốn trả đũa trên mọi phương diện xã hội, trong đó bao gồm cả thể thao. Theo đó, Tổng thống Putin vừa ban hành lệnh cấm tất cả các CLB Nga ký hợp đồng với các cầu thủ người Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1/2016.

Tổng thống Putin đã có quyết định rất mạnh tay.
Tổng thống Putin đã có quyết định rất mạnh tay.

Điều này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tình hình của cả 2 quốc gia. Theo đó, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ tham gia xây dựng những công trình phục vụ World Cup 2018 vẫn sẽ tiếp tục công việc nhưng sẽ không được ký thêm bất cứ hợp đồng nào. Các CLB Nga cũng buộc phải hủy tất cả chuyến tập huấn mùa đông tại Thổ Nhĩ Kỳ, điểm đến yêu thích trong nhiều năm qua.

Cụ thể, các đội bóng như Ural, Ufa, Krasnodar, Kuban, Terek, Mordovia hay Amkar sẽ phải tìm một địa điểm thay thế. Còn Lokomotiv Moscow, đội đã thanh toán trước mọi chi phí sẽ phải cắn răng đừng nhìn số tiền này bị vứt ra ngoài cửa sổ.

Số phận các cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ đang thi đấu tại giải VĐQG Nga cũng bị đặt trong vòng nghi vấn. Nổi tiếng nhất trong số này là Goekdeniz Karadeniz, tiền đạo 35 tuổi đang thi đấu cho Rubin Kazan. Dù lãnh đạo CLB Nga khẳng định sẽ giữ Karadeniz cho đến hết 3 năm hợp đồng còn lại nhưng không ai dám chắc chuyện tương lai.

Thậm chí, ngay cả những phi vụ di chuyển từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị ngăn cản. Nhiều khả năng chân sút của Lokomotiv Moscow, Oumar Niasse sẽ không thể gia nhập Galatasaray dù đôi bên đã thống nhất được các điều khoản.

Đây không phải là lần đầu tiên bóng đá bị nhuốm màu chính trị. Trên thực tế, trong lịch sử đã chứng kiến rất nhiều lần “lợi ích quốc gia” là cái cớ để bùng phát mâu thuẫn trên sân cỏ. Sự kiện nổi tiếng nhất là “Chiến tranh bóng đá” giữa El Salvador và Honduras. Vì những mâu thuẫn chính trị, 2 quốc gia trên đã biến các trận vòng loại World Cup 1970 khu vực Bắc Mỹ trở thành thảm họa. Trận lượt đi, xích mích đã nổ ra ở Tegucigalpa (Honduras) nhưng mọi thứ còn tồi tệ hơn ở trận lượt về. CĐV Honduras bị hành hung thô bạo, quốc kỳ và quốc ca nước này bị lăng mạ nặng nề ở San Salvador. Các công dân El Salvador ở Honduras bị bạo hành nghiêm trọng, trong đó bao gồm cả Phó lãnh sự quán khi phía Honduras đáp trả.

Tương lai của Goekdeniz Karadeniz đang rất bất ổn.

Tương lai của Goekdeniz Karadeniz đang rất bất ổn.

Israel là một trong những thành viên sáng lập của AFC vào năm 1948. Nhưng sau Asian Games 1974, Kuwait và các quốc gia Ả-Rập khác từ chối thi đấu với Israel. Sau sự kiện đó, Israel bị trục xuất khỏi liên đoàn và phải gia nhập UEFA ít năm sau đó.

Tại World Cup 1986, pha ghi bàn bằng tay của Diego Maradona trước ĐT Anh càng nhận được nhiều chú ý nhân sự kiện chiến tranh Falklands, quần đảo bị Argentina và Anh tranh chấp trong hơn 10 tuần vào năm 1982.

Trận chung kết AFC 2004 tổ chức ở Trung Quốc diễn ra giữa đội chủ nhà và Nhật Bản cũng bị bôi xấu vì những hành động trên khán đài. Khi quốc ca Nhật Bản vang lên, những CĐV Trung Quốc đã la ó tạo nên quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Hành động này được cho là dựa trên mâu thuẫn giữa 2 quốc gia từ thế chiến II. Đặc biệt là khi trận đấu kết thúc với tỷ số 3-1 nghiêng về Nhật Bản, rất đông người hâm mộ quá khích đã làm loạn bên ngoài SVĐ Công nhân ở Bắc Kinh.

Bàn thắng nổi tiếng của Maradona.
Bàn thắng nổi tiếng của Maradona.

Ngoài ra, mâu thuẫn chính trị không chỉ giữa 2 quốc gia mà còn giữa những CLB với nhau. Tại Đức, trận đấu giữa St. Pauli và Hansa Rostock được gọi là “derby chính trị” do dù không cùng nằm trên một khu vực địa lý, nhóm CĐV của 2 đội lại ủng hộ những đảng phái đối lập nhau.

Tại Tây Ban Nha, Athletic Bilbao nổi tiếng với chính sách chỉ ký hợp đồng với cầu thủ Xứ Basque. Cùng với người hàng xóm Real Sociedad, đây là 2 CLB vẫn treo lá cờ địa phương Xứ Basque trên sân, một hành động bị cấm sau cái chết của độc tài Franco.

Các tin khác