Thêm quyền điều tra ngăn chặn gian lận kinh doanh

Hôm nay 27-5, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Trong đó, một điểm quan trọng hứa hẹn được nhiều đại biểu quan tâm chính là việc nên hay không mở rộng diện cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với cơ quan thuế, chứng khoán. Phức tạp tội phạm buôn bán hóa đơn Công an TP Hải Phòng vừa phát hiện một đường dây có dấu hiệu mua bán trái phép hóa đơn GTGT với doanh số trên 800 tỷ đồng. Hai đối tượng được đã bị tạm giữ để tiếp tục điều tra mở rộng. Hồ sơ ban đầu cho thấy, các đối tượng này đã bán 906 hóa đơn GTGT với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ khống khoảng hơn 800 tỷ đồng trong giai đoạn 2012-2014, qua đó chiếm đoạt và làm thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng tiền thuế. Một vụ việc tương tự được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là trường hợp của CTCP Mỏ Việt Bắc. Khi Cục Thuế Hà Nội tiến hành kiểm tra các loại hóa đơn của doanh nghiệp này từ năm 2011 đến nay

Hôm nay 27-5, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Trong đó, một điểm quan trọng hứa hẹn được nhiều đại biểu quan tâm chính là việc nên hay không mở rộng diện cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với cơ quan thuế, chứng khoán.

Phức tạp tội phạm buôn bán hóa đơn

Công an TP Hải Phòng vừa phát hiện một đường dây có dấu hiệu mua bán trái phép hóa đơn GTGT với doanh số trên 800 tỷ đồng. Hai đối tượng được đã bị tạm giữ để tiếp tục điều tra mở rộng. Hồ sơ ban đầu cho thấy, các đối tượng này đã bán 906 hóa đơn GTGT với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ khống khoảng hơn 800 tỷ đồng trong giai đoạn 2012-2014, qua đó chiếm đoạt và làm thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng tiền thuế.

Một vụ việc tương tự được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là trường hợp của CTCP Mỏ Việt Bắc. Khi Cục Thuế Hà Nội tiến hành kiểm tra các loại hóa đơn của doanh nghiệp này từ năm 2011 đến nay, đã phát hiện có đến hơn 300 hóa đơn được mua bán của 8 doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh. Giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào chưa thuế của trên 300 hoá đơn hơn 100 tỷ đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng là hơn 10 tỷ đồng.

Xét thấy có các dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, Cục Thuế Hà Nội đã có công văn gửi Công an TP Hà Nội đề nghị phối hợp điều tra, xác minh vụ việc. Và, gần đây cơ quan công an đã tiến hành bắt 2 đối tượng có liên quan và tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Những vụ việc gian lận liên quan đến hóa đơn GTGT không phải là mới và đã được cảnh báo nhiều lần. Thế nhưng, hai vụ việc phát hiện gần đây đã nói lên sự phức tạp của loại tội phạm này. Sự thông thoáng của chính sách cộng với những khó khăn trong công tác quản lý đã khiến nhiều đối tượng tìm cách lập doanh nghiệp ma "ma" để buôn bán hóa đơn bất hợp pháp. Thực trạng nhức nhối này đã phản ánh một thực tế: nếu không có cơ chế chính sách mạnh mẽ sẽ khó ngăn ngừa được loại tội phạm này.

Theo Tổng cục Thuế, hiện nay số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh rất lớn và hình thức kinh doanh cũng đa dạng. Và, cũng như thế giới, bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn chân chính, cũng có không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, chính sách của nhà nước để kinh doanh gian lận, trốn thuế, đặc biệt là các đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp tăng nhanh.

Thêm quyền, thêm răn đe

Giống như đề xuất tăng quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan kiểm ngư, dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 này đã xây dựng thêm phương án cho phép Tổng cục Thuế được tiến hành một số hoạt động điều tra.

Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, nội dung này, loại ý kiến đồng nhất với phương án mở rộng cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra cho rằng, việc này sẽ giúp xử lý nhanh chóng, kịp thời tội phạm, phát huy khả năng và điều kiện đặc thù của các cơ quan quản lý nhà nước trong khám phá vụ án, cần mở rộng phạm vi các cơ quan được giao nhiệm vụ. Việc giao các cơ quan chuyên môn sâu trong lĩnh vực, trong đó có cơ quan thuế được điều tra ban đầu sẽ giúp các cơ quan tố tụng nhanh chóng phát hiện tội phạm. Đây chính là điểm được đề nghị từ phía Chính phủ.

Ông Nguyễn Đức Ánh, Vụ trưởng Vụ Thanh tra (Tổng cục Thuế), cho biết trong các vụ việc gian lận thuế lớn nêu trên, cơ quan thuế đã theo dõi từ lâu và sau đó đã phối hợp với cơ quan công an tiến hành triệt phá. Tuy nhiên, ông Ánh cũng thừa nhận, việc phát hiện, theo dõi các đối tượng có biểu hiện vi phạm là không dễ dàng do cơ quan này không có chức năng điều tra.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, tình trạng gian lận trong kinh doanh, trốn thuế phức tạp xuất phát từ việc lợi dụng sự thông thoáng trong lập doanh nghiệp, dẫn đến việc nhiều đối tượng lợi dụng thuê giám đốc, thậm chí có người trong tù có thể đứng ra thuê người để thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định thông thoáng về đăng ký, tự in hóa đơn, cơ chế hoàn thuế trước, kiểm tra sau, tự khai tự nộp thuế... đã khiến cho việc kiểm soát hành vi gian lận trong kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Ánh, nếu đề xuất cho cơ quan thuế có quyền điều tra sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế có thêm công cụ mạnh để ngăn ngừa loại tội phạm này. Thực chất, đề xuất này cũng phải là mới nếu so với các nước bởi hiện có trên 80 quốc gia đã trao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Việc điều tra này cũng có những đặc thù khác là chủ yếu là điều tra ban đầu, điều tra những vụ ít phức tạp và khi bắt quả tang thì sẽ khởi tố bị can, chuyển sang cho Viện kiểm sát. Còn với những vụ phức tạp thì cơ quan thuế chỉ điều tra cấp độ ban đầu, sau đó củng cố hồ sơ và sau đó chuyển sang cơ quan có chức năng khác. Việc trao quyền này rất quan trọng ngăn ngừa được thực tế hiện nay là nhiều đối tượng bỏ trốn, không hợp tác (như không nghe điện thoại) nhưng cứ nhởn nhơ mà không làm gì được.

Bên cạnh đó, theo Tổng cục Thuế, lâu dài hơn, cần sửa một số quy định về thành lập doanh nghiệp, tăng cường hơn nữa công tác hậu kiểm hơn nữa kết hợp với việc tăng cường thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm thông qua phần mềm phát hiện các doanh nghiệp chuyên thành lập để phát hành và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Các tin khác