Trung Quốc cải tổ Luật Tiêu dùng

Từ nhiều năm qua, các phương tiện truyền thông Trung Quốc dành sự chú ý khá lớn cho Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới vào 15-3. Năm nay, ngày này càng đặc biệt hơn khi Luật Tiêu dùng mới của Bắc Kinh, một cải tổ lớn nhất trong lĩnh vực này trong vòng 20 năm qua, chính thức có hiệu lực.

Từ nhiều năm qua, các phương tiện truyền thông Trung Quốc dành sự chú ý khá lớn cho Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới vào 15-3. Năm nay, ngày này càng đặc biệt hơn khi Luật Tiêu dùng mới của Bắc Kinh, một cải tổ lớn nhất trong lĩnh vực này trong vòng 20 năm qua, chính thức có hiệu lực.

Nhìn bề nổi, luật mới thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chẳng hạn, các nhà bán lẻ phải nhận lại hàng trong vòng 7 ngày sau khi bán nếu người tiêu dùng muốn trả lại, người tiêu dùng thậm chí không cần nói lý do trả hàng nếu đó là hàng mua qua mạng.

Dữ liệu người tiêu dùng sẽ được bảo vệ tránh lạm dụng, trong trường hợp muốn sử dụng dữ liệu này cho mục đích thương mại phải có sự cho phép. Việc khởi kiện tập thể, cho đến nay vẫn hiếm ở Trung Quốc, sẽ trở nên dễ dàng hơn…

Động lực thúc đẩy luật mới này dường như khá hợp lý: chính phủ đang cố chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng dựa trên tiêu thụ. Luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ hỗ trợ điều đó, bằng việc giúp gia tăng niềm tin vào các thương gia.

Max Xin Gu của Công ty Luật K&L Gates, tin rằng luật mới được ra đời đúng thời điểm và cùng với chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, đều nhắm đến việc giúp người dân hưởng lợi được nhiều hơn từ các quy định của pháp luật.

James Feldkamp, sáng lập viên trang đánh giá sản phẩm Mingjian, đồng ý rằng niềm tin và sự minh bạch đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, ông hoài nghi làm sao luật này được triển khai và thi hành.

Chẳng hạn, trong việc bảo vệ dữ liệu người tiêu dùng, dù luật này khá giống quy định nghiêm ngặt của EU về bảo mật dữ liệu, nhưng có khoảng cách lớn giữa nền tảng ở EU và Trung Quốc. Việc mở cửa cho khởi kiện tập thể cũng ở mức nửa vời.

Ở Hoa Kỳ, người tiêu dùng có thể tự tập hợp lại để khiếu kiện tập thể, trong khi ở Trung Quốc chỉ có các hiệp hội tiêu dùng do nhà nước kiểm soát mới được phép khởi kiện như vậy. Michael Tan của Công ty Luật Taylor Wessing cho rằng luật nửa vời có thể dẫn tới nhiều hệ lụy. Các doanh nghiệp tiêu dùng lo ngại nó có thể dẫn tới tình trạng phải chạy chọt, hối lộ nhiều hơn.

Tệ hơn, tình trạng quan liêu và nguy cơ bị truy tố có thể khiến các doanh nhân e dè hơn trong việc thành lập doanh nghiệp mới để cạnh tranh với các doanh nghiệp đã tồn tại. Như vậy, cuối cùng người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

Sự rắc rối trong Luật Tiêu dùng của Trung Quốc. (Minh họa: Economist)

Sự rắc rối trong Luật Tiêu dùng của Trung Quốc. (Minh họa: Economist)

Trung Quốc đang theo đuổi những tiêu chuẩn của EU về quyền lợi người tiêu dùng theo cách đã bắt chước phong cách EU về khí thải xe hơi. 

Dù có lợi cho sức khỏe cộng đồng, các biện pháp chống ô nhiễm gia tăng lợi thế cho các công ty có công nghệ tiên tiến nhất, thường là các công ty đa quốc gia của nước ngoài. Với luật tiêu dùng cũng vậy, vì các công ty phương Tây đã quen hoạt động với các quy định chặt chẽ về quyền người tiêu dùng, nên sẽ thích nghi tốt hơn các công ty trong nước.

Tuy nhiên, dù trong các văn bản luật không có sự phân biệt giữa công ty Trung Quốc và nước ngoài, nhưng các luật sư lo ngại về sự “tùy tiện trong thực thi pháp luật” ở Trung Quốc, tương tự Luật Chống độc quyền của Trung Quốc bị chỉ trích đã được ứng dụng rất nghiêm cho các công ty nước ngoài so với các công ty trong nước.

Khi đối mặt với sự giận dữ của người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong nước thường có những quy định linh hoạt và có thể hành động nhanh chóng để xoa dịu cuộc khủng hoảng, thậm chí là âm thầm đền bù các khiếu nại. Ngược lại, các công ty nước ngoài xử lý theo đúng trình tự luật pháp, thường tốn kém hơn, kéo dài hơn và gây tổn hại tới uy tín nhiều hơn. 

Các tin khác