Cơn ác mộng của Microsoft

Những biến động trong tương quan lực lượng giữa các đối thủ cạnh tranh trong 1 năm qua đã đẩy người khổng lồ Microsoft đến gần hơn với kịch bản xấu nhất: sụp đổ.

Những biến động trong tương quan lực lượng giữa các đối thủ cạnh tranh trong 1 năm qua đã đẩy người khổng lồ Microsoft đến gần hơn với kịch bản xấu nhất: sụp đổ.

Sự xâm chiếm của iPad

Trong quý III-2012, doanh số máy vi tính cá nhân (PC) toàn cầu giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, riêng tại Hoa Kỳ, mức độ sụt giảm còn nghiêm trọng hơn, lên tới 14%. Một tác nhân lớn đẩy PC xuống dốc chính là sự trỗi dậy của làn sóng iPad.

Hãng Apple đã bán ra 14 triệu chiếc iPad trong quý III, cao hơn doanh số 13,7 triệu PC mà hãng dẫn đầu thị trường Lenovo bán được. Giới nhân viên cổ cồn trắng đang dần bỏ rơi các máy PC chạy hệ điều hành Windows. Năm nay, ngân hàng Anh Barclays đã sắm 8.500 chiếc iPad cho nhân viên sử dụng.

Trong lúc đó, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy iPhone đã hạ bệ RIM để trở thành sự lựa chọn smartphone cho các doanh nghiệp. Số lượng người sử dụng các sản phẩm di động của Apple trong công việc ngày càng gia tăng, khiến Microsoft phải lo ngại về khả năng khách hàng chuyển từ máy tính chạy Windows sang máy tính Macs của Apple.

Microsoft đã lập kế hoạch chống lại Apple bằng “vũ khí” Windows 8, nhưng xem ra Windows 8 không thể ngăn cản được iPad. Microsoft cho biết trong vòng 1 tháng kể từ khi tung ra Windows 8, hãng đã bán được 40 triệu bản quyền, vượt hơn so với Windows 7.

Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu thị trường NPD, từ 21-10 đến 17-11, doanh số Windows giảm 21% so với cùng thời điểm năm trước. Bên cạnh đó, CEO Steve Ballmer của Microsoft cũng thừa nhận máy tính bảng Surface chỉ đạt doanh số bán “khiêm tốn”.

Các nhà phát triển ứng dụng trung thành với Windows nay đã bắt đầu chuyển hướng, điều này dẫn tới sự thiếu thốn các ứng dụng tốt dành cho Windows 8 và đây là một trong những điểm yếu bị người sử dụng than phiền nhiều nhất. Dòng Windows Phone có hơn 100.000 ứng dụng, trong khi kho ứng dụng của iOS lên tới 700.000, với 275.000 ứng dụng đặc biệt dành riêng cho iPad.

Không tranh thủ được thời cơ

Mặc dù đối thủ RIM đang gặp khó khăn nhưng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows cũng không có sự đột phá nào khả dĩ vượt lên. Thỏa thuận liên kết với hãng Nokia đã cho ra đời những chiếc Windows Phone bị chê là dày hơn, nặng nề hơn so với các điện thoại thanh mảnh, gọn nhẹ của Apple và Samsung. Số liệu mới nhất của IDC cho thấy Microsoft chỉ chiếm vỏn vẹn 2% thị trường di động toàn cầu.

Microsoft đang đối mặt với cơn ác mộng.

Microsoft đang đối mặt với cơn ác mộng.

Các ứng dụng văn phòng của Microsoft tuy vẫn bán chạy và mang lại khoảng 24 tỷ USD trong năm tài chính 2012, nhưng duy trì được sức ảnh hưởng này trước sự tấn công của Apple thực sự là một áp lực lớn đối với Microsoft. Giới nhân viên văn phòng ngày càng làm nhiều việc hơn trên những chiếc iPad và smartphone phi Windows, do đó, các công ty sẽ sớm đặt câu hỏi: tại sao lại mua Office cho nhân viên để rồi phải nâng cấp mãi.

Office của Microsoft chưa chết, nhưng các đối thủ mạnh đều đang nỗ lực hạ bệ Office, thí dụ Google đã tung ra Docs nhằm giành giật khách hàng với Office. Một khi Windows tiếp tục xuống dốc và Office bắt đầu thất sủng, thì các công nghệ khác của Microsoft như Exchange Server, SharePoint Server, Dynamics (đang mang lại hơn 1 tỷ USD mỗi năm) và Lync (ứng dụng kinh doanh đang phát triển nhanh nhất trong họ nhà Microsoft) cũng sẽ gặp khó khăn dây chuyền.

Điểm sáng Xbox tuy vẫn thu hút khách hàng và chiếm lĩnh phòng khách ở các hộ gia đình nhưng với 1 đại công ty như Microsoft thì lợi nhuận do Xbox mang lại quá nhỏ nhoi. Năm ngoái, bộ phận Các thiết bị và Giải trí (chủ quản Xbox) đạt lợi nhuận hoạt động 364 triệu USD, chỉ góp một phần ít ỏi trong tổng lợi nhuận hoạt động 21 tỷ USD của Microsoft.

Trong khi đó, sự kỳ vọng vào khả năng sinh lời của cỗ máy tìm kiếm Bing ngày càng nhạt nhòa vì cho tới nay Bing vẫn đốt tiền của Microsoft. Năm 2012, Microsoft lần đầu tiên công bố bị lỗ hàng quý nhưng hầu hết giới đầu tư bỏ qua vì khoản lỗ này chủ yếu do Microsoft chi 6,2 tỷ USD thôn tính aQuantive. Nhưng nếu tự thân Microsoft bị lỗ thực sự thì nhà đầu tư sẽ thay đổi thái độ và đó sẽ là cơn ác mộng đối với Microsoft.

Các tin khác