Ý kiến

SSI được gì, mất gì?

Nhân đọc bài “Bi kịch SSICB2010” trên ĐTTC số ra ngày 3-3, tôi xin có thêm ý kiến. Trong đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) SSICB2010 có kỳ hạn vào ngày 26-3-2010, CTCK Sài Gòn (SSI) huy động được 2.000 tỷ đồng và đã làm gì từ đó đến nay?

Nhân đọc bài “Bi kịch SSICB2010” trên ĐTTC số ra ngày 3-3, tôi xin có thêm ý kiến. Trong đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) SSICB2010 có kỳ hạn vào ngày 26-3-2010, CTCK Sài Gòn (SSI) huy động được 2.000 tỷ đồng và đã làm gì từ đó đến nay?

Với tình hình ảm đạm của TTCK trong năm 2010, cho dù đầu tư có là thế mạnh SSI cũng rất khó phát huy, nên chuyện đem 2.000 tỷ đồng lướt sóng sẽ là thất sách. 2.000 tỷ đồng tương đương 100 triệu USD, số tiền tương đương với một quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để giải ngân hết cũng tốn rất nhiều thời gian. Nếu SSI có dự tính dùng 2.000 tỷ đồng này để hỗ trợ vốn cho khách hàng của mình e rằng cũng khó, thị trường xấu chẳng ai dám dùng đòn bẩy. Khả năng được nhiều người suy đoán là SSI đem 2.000 tỷ đồng gửi vào ngân hàng hoặc cho các đối tác, công ty mình nắm giữ cổ phần với tỷ lệ lớn vay. 

Với đầu vào chỉ 4% (TPCĐ SSICB2010 có lãi suất 4%/năm), đầu ra ước chừng khoảng 14%/năm coi như SSI đã lãi 10%/năm. Doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng cũng cần huy động, nên việc đem tiền đi gửi và cho vay sẽ giúp SSI vừa được miếng vì lãi 10% trên 2.000 tỷ đồng tương đương 200 tỷ đồng, vừa được tiếng là giúp đỡ bạn bè đối tác lúc khó khăn.

Nhưng lẽ đời, có kẻ sướng thì cũng có người đau mà ở đây là các trái chủ của SSICB2010 đặc biệt là các tổ chức tài chính. Thí dụ Ngân hàng TMCP Tiên Phong bỏ ra 290 tỷ đồng để mua SSICB2010 hưởng lãi suất 4%/năm, trong khi với số tiền này có thể cho vay với lãi suất lên đến 19-20%/năm. Tính sơ sơ ngân hàng này đã lỗ 15-16% trên 290 tỷ đồng, tương đương 45 tỷ đồng, nhưng đây chỉ là phần “thấy” được bên những mất mát vô hình khác như khách hàng, hoặc mang tiếng đầu tư không hiệu quả…

Các tin khác