Thú mua sắm bằng tiền lẻ

Anh bạn tôi là một nhà văn rất nổi tiếng và là một người mua sắm rất đỗi chi li. Cái thú của anh là tiêu tiền lẻ. Anh thường đổi tiền chẵn ra thành tiền lẻ rồi mới tiêu. Tiêu tiền lẻ không thấy xót như tiêu tiền chẵn.

Anh bạn tôi là một nhà văn rất nổi tiếng và là một người mua sắm rất đỗi chi li. Cái thú của anh là tiêu tiền lẻ. Anh thường đổi tiền chẵn ra thành tiền lẻ rồi mới tiêu. Tiêu tiền lẻ không thấy xót như tiêu tiền chẵn.

Đi chợ, anh thường vày vò mặc cả, nâng lên đặt xuống chán rồi mới mua. Có lần, anh nhờ tôi đèo ra quày hàng xén mua đinh guốc. Đinh guốc rất rẻ. Chỉ cần chi hai ngàn đồng, ta đã có cả một vốc. Biết tính anh hay lề mề, tôi bảo: "Anh đừng mặc cả nhé. Mất thời gian lắm. Nhà em đang có khách. Anh cứ mua đi. Mua bao nhiêu cũng được. Em trả tiền cho".

"Mày ngu bỏ mẹ" - anh mắng. "Tao có thiếu tiền đâu. Đã sinh ra cái chợ là để mặc cả. Không mặc cả thì còn đếch gì là chợ nữa. Bây giờ là thời kinh tế thị trường, giá một nó nói hai. Cứ nói đại lên thế rồi người mua rút xuống là vừa. Đứa bán không lỗ mà thằng mua cũng không thấy xót, vì mình đã bớt được bao nhiêu tiền. Đôi bên đều hỉ hả mà không ai phải bỏ tiền ra để chi cho niềm vui chung ấy. Còn nói sao mua vậy thì mình vừa mất tiền, lại vừa bị đứa bán nó khinh cho là ngu, chẳng biết quái gì cả. Đã thiệt đơn lại còn thiệt kép. Tớ chả dại".

Sang đến Matxcơva, anh bạn tôi vẫn giữ lối ăn tiêu như thế. Dạo ấy, Matxcơva chưa theo kinh tế thị trường. Mọi mặt hàng đều bán theo giá nhà nước đã niêm yết sẵn. Anh bạn tôi thường tìm đến cửa hàng đồ cũ, anh khuân về cả một đống đồ đạc mà xem ra cũng chả đáng bao nhiêu tiền. Anh bảo: "Hàng đã qua thử thách rồi. Toàn nồi đồng cối đá cả đấy. Có tốt chúng mới tồn tại được".

Đến khoa Lưu trữ, Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva thăm một người bạn, anh rất thích cái máy quay đĩa của cậu sinh viên ở cùng phòng. Cái máy này đã có từ lâu đời lắm. Cậu sinh viên mua lại của một anh sinh viên từ khóa trước, rồi anh sinh viên ấy lại mua từ một anh chàng ở khóa trước nữa. Ngay các ông chủ của nó cũng không thể xác định được niên đại.

Giá máy mới là 120 rúp, bày bán khắp nơi, ngay ở cửa hàng đồ điện, dưới chân ký túc xá của chúng tôi cũng có. Nhưng anh bạn tôi không mua, vì đắt quá. Anh chỉ thích cái máy cũ của chàng sinh viên thôi. Cái máy rất bền. Đã thế lại chỉ có 80 rúp. Rẻ quá.

Ảnh minh họa: LONG THANH

Ảnh minh họa: LONG THANH

Nửa đêm, tôi và anh bạn khiêng cỗ máy ra tàu điện ngầm. Trời lạnh 20 độ âm. Đường đóng băng, trơn nhãy, chúng tôi nhích từng bước, chẳng khác gì tù khổ sai. Đến tàu điện ngầm lại không sao xuống được, vì hai thùng loa to quá. Lối qua cửa soát vé lại chỉ vừa lọt một người đi. Đành phải bắt một chiếc taxi chở cỗ máy về ký túc xá. Tiền thuê taxi mất 60 rúp.

Như thế, chiếc máy cũ đã đội giá lên đến 140 rúp. Nhưng anh bạn tôi dường như không để ý đến tiền phát sinh. Anh chỉ nghĩ đến giá gốc và thấy sướng quá. "Đấy cậu thấy không? Bỏ ra có 80 rúp mà được cả một "quả" máy. Nó hát kém gì máy mới nào? Mình vừa được một dàn nhạc sành điệu, vừa dôi ra 40 rúp, bằng 5 cái bàn là và 50 quả trứng. Khiếp chưa?".

Đúng là khiếp thật. Tôi xin ngả mũ trước tài tính toán của anh. Anh đúng là một người mua sắm thứ thiệt. Hình như các nhà kinh tế sản xuất hàng hóa rất giỏi nắm bắt tâm lý của người mua như thế, nên các mặt hàng thường có giá lẻ, chứ không mang giá chẵn.

Nếu cần bán mặt hàng với giá một triệu đồng, thì họ sẽ đề giá chín trăm chín mươi chín nghìn, chín trăm chín chín đồng. Bỏ ra 999.999 đồng sẽ thấy rất rẻ, không xót bằng bỏ ra một triệu bạc. Một triệu đồng là sang một cấp khác rồi.

Các tin khác