Sự tử tế ở hè phố

Cư dân mạng khá xôn xao về câu chuyện chàng trai sửa giày ở một con hẻm TPHCM, một clip ngắn được chia sẻ cho nhau để biểu lộ sự cảm phục. Chàng trai sửa giày tên Nguyễn Bá Cường, thường gọi là Beo. Dụng cụ hành nghề của Beo rất khiêm tốn, chỉ một thùng gỗ cũ kỹ với vài ba thứ đơn giản để khâu đôi giày rách, đóng lại đế giày gãy. Vậy thôi. Mỗi tháng thu nhập của Beo khoảng 3 triệu đồng. Một nghề bình thường, nếu không muốn nói là lẫm lũi và vất vả. Cứ thong thả, đi ngang qua đoạn đường Nguyễn Đình Chiểu gần khu vực chợ Bàn Cờ, bạn sẽ khựng lại khi thấy Beo ngồi đó, với tấm biển: “Nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị”.

Cư dân mạng khá xôn xao về câu chuyện chàng trai sửa giày ở một con hẻm TPHCM, một clip ngắn được chia sẻ cho nhau để biểu lộ sự cảm phục. Chàng trai sửa giày tên Nguyễn Bá Cường, thường gọi là Beo. Dụng cụ hành nghề của Beo rất khiêm tốn, chỉ một thùng gỗ cũ kỹ với vài ba thứ đơn giản để khâu đôi giày rách, đóng lại đế giày gãy. Vậy thôi. Mỗi tháng thu nhập của Beo khoảng 3 triệu đồng. Một nghề bình thường, nếu không muốn nói là lẫm lũi và vất vả. Cứ thong thả, đi ngang qua đoạn đường Nguyễn Đình Chiểu gần khu vực chợ Bàn Cờ, bạn sẽ khựng lại khi thấy Beo ngồi đó, với tấm biển: “Nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị”.

Không phải một chiêu tiếp thị, đừng dùng thành kiến để phán xét. Xã hội hôm nay dẫu có hàng vạn chiêu trò rẻ rúng để kiếm danh kiếm lợi, thậm chí lắm kẻ cơ hội còn làm vẩn đục cả môi trường từ thiện, nhưng trường hợp của Beo hoàn toàn khác. Beo không biết gì về makerting, cũng không có mưu cầu gì, Beo chỉ nghĩ đơn giản: “Mình thấy người ta cực khổ quá, mình cũng nghèo nhưng mình biết sửa giày, nên mình giúp người ta thôi”.

Beo 18 tuổi, nhưng gầy gò và đen nhẻm. Dấu vết nhọc nhằn hiện rõ trên cơ thể Beo, nhưng đôi mắt em rất trong sáng và nụ cười hiền hậu. Cha của Beo làm nhạc công cho đám cưới, còn mẹ của Beo ở nhà chăm sóc bà ngoại đau bệnh. Beo học đến lớp 6 thì nghỉ, vì “tự thấy không học nổi”. Beo quyết định kiếm cái nghề để phụ giúp gia đình.

Nhiều năm rồi, người Việt cứ nắc nỏm một thói quen ứng xử truyền thông gọi là “vô cảm”. Vô cảm trước thua thiệt của người khác, vô cảm trước được mất của láng giềng. Cái dáng nhỏ thó của Beo mỗi ngày cặm cụi bên lề đường khói bụi, nhắc nhở chúng ta điều chi? Beo không có thành công vượt bậc, cũng không hành động cao siêu. Sự lặng lẽ và lương thiện của Beo giúp những con người đang bị cuốn trôi giữa dòng đời ngùn ngụt bon chen và lạnh lùng, bỗng dưng có được dăm phút giây thấu hiểu thêm về sự tử tế.

Sự tử tế đến từ hè phố, rất khiêm tốn, rất đơn sơ mà có sức lay động bao nhiêu trái tim có cùng nhịp đập trân trọng giá trị làm người.

Các tin khác