Phải xem trọng lịch sử

Không ai có thể phủ nhận giá trị của lịch sử đối với đời sống. Không có quá khứ không thể có hiện tại, và càng không thể tạo lập nền tảng tương lai. Thế nhưng, cách dạy, cách học và nội dung giáo trình môn lịch sử đã phơi bày nhiều bất cập, không thu hút học sinh, khiến chất lượng đào tạo sa sút nghiêm trọng. Phải thay đổi phương pháp tiếp cận môn lịch sử, đó là điều ai cũng mong muốn, nhưng làm theo mô hình nào thật nan giải. Theo đề án của Bộ Giáo dục-Đào tạo, môn lịch sử sẽ tích hợp vào các môn khác nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Thí dụ, ở cấp 1 môn lịch sử tích hợp vào môn “Cuộc sống quanh ta”, ở cấp 2 tích hợp vào môn “Khoa học xã hội”, còn ở cấp 3 tích hợp vào môn “Công dân và Tổ quốc”. Nghĩa là môn lịch sử sẽ bị xóa tên trong sách giáo khoa, và chưa có cơ sở nào đảm bảo những kiến thức về lịch sử sẽ được chuyển tải đầy đủ trong các môn học mới với cái tên rất xa lạ và rất mơ hồ.

Môn lịch sử ngày càng rơi vào hoàn cảnh bị dửng dưng trong trường học. Bằng chứng rõ nhất là rất ít thí sinh chọn môn lịch sử ở các kỳ thi tốt nghiệp trung học. Khi Bộ Giáo dục-Đào tạo lên kế hoạch đưa môn lịch sử tích hợp vào các môn khác, giới nghiên cứu lịch sử đã không còn giấu giếm được sự bất bình. Hội thảo “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đăng cai, vừa được tổ chức tại Hà Nội, ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng.

 

Không ai có thể phủ nhận giá trị của lịch sử đối với đời sống. Không có quá khứ không thể có hiện tại, và càng không thể tạo lập nền tảng tương lai. Thế nhưng, cách dạy, cách học và nội dung giáo trình môn lịch sử đã phơi bày nhiều bất cập, không thu hút học sinh, khiến chất lượng đào tạo sa sút nghiêm trọng. Phải thay đổi phương pháp tiếp cận môn lịch sử, đó là điều ai cũng mong muốn, nhưng làm theo mô hình nào thật nan giải. Theo đề án của Bộ Giáo dục-Đào tạo, môn lịch sử sẽ tích hợp vào các môn khác nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Thí dụ, ở cấp 1 môn lịch sử tích hợp vào môn “Cuộc sống quanh ta”, ở cấp 2 tích hợp vào môn “Khoa học xã hội”, còn ở cấp 3 tích hợp vào môn “Công dân và Tổ quốc”. Nghĩa là môn lịch sử sẽ bị xóa tên trong sách giáo khoa, và chưa có cơ sở nào đảm bảo những kiến thức về lịch sử sẽ được chuyển tải đầy đủ trong các môn học mới với cái tên rất xa lạ và rất mơ hồ.

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, lịch sử luôn là môn học quan trọng, và không có nước nào cải cách giáo dục lịch sử bằng con đường… tích hợp. Hãy nhìn những nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản đều có môn lịch sử đứng biệt lập một cách kiêu hãnh. Để phát triển môn lịch sử, để học sinh yêu thích môn lịch sử, phải bắt đầu bằng việc đổi mới hình thức dạy và học. Giáo án môn lịch sử, trình độ giáo viên lịch sử cần được thay đổi để tạo sức hút người học khi các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã có những thành tựu vượt bậc.

Dù rằng đã có… Google tìm kiếm thông tin, nhưng lịch sử không chỉ là con số và sự kiện. Môn lịch sử hun đúc tình yêu đất nước, để hậu thế biết tổ tiên đã sống và đấu tranh tồn tại như thế nào. Từ đó xác lập giá trị nguồn cội trong mỗi con người, là điều rất thiêng liêng. Không có gì quá khó hiểu, khi ở vài nước đã áp dụng việc bắt buộc thi môn lịch sử mới được cấp thẻ căn cước công dân.

Các tin khác