Nới giày cho vừa chân

Trong quá trình hội nhập, nghệ thuật là bộ môn bị thử thách đầu tiên. Vì sao? Vì điện ảnh mang tính tổng lực, từ ý tưởng đến kinh phí đều tốn kém và đắt đỏ. Điện ảnh Việt Nam đi sau trình độ thế giới nhiều thập niên, nên những tương tác quốc tế hóa cũng chậm hơn. Do đó, không có gì khó hiểu khi một sản phẩm sitcom (hài kịch tình huống) như “Căn hộ số 69” đưa lên mạng Youtube đã khiến những nhà quản lý nghệ thuật thứ bảy nước nhà không giấu được sự lúng túng khi vấp phải phản ứng từ phía dư luận.

Trong quá trình hội nhập, nghệ thuật là bộ môn bị thử thách đầu tiên. Vì sao? Vì điện ảnh mang tính tổng lực, từ ý tưởng đến kinh phí đều tốn kém và đắt đỏ. Điện ảnh Việt Nam đi sau trình độ thế giới nhiều thập niên, nên những tương tác quốc tế hóa cũng chậm hơn. Do đó, không có gì khó hiểu khi một sản phẩm sitcom (hài kịch tình huống) như “Căn hộ số 69” đưa lên mạng Youtube đã khiến những nhà quản lý nghệ thuật thứ bảy nước nhà không giấu được sự lúng túng khi vấp phải phản ứng từ phía dư luận.

Thực tế, Youtube và các mạng xã hội khác đều giống như một phiên chợ cởi mở. Ai có gì cần rao hoặc cần bán cứ đem đến. Dĩ nhiên, những người chủ trương mạng xã hội cũng không đóng vai trò thẩm định chất lượng. Không thích món này thì nhấp chuột sang món khác, không ai điều khiển ai và cũng không ai ép buộc ai.

“Căn hộ số 69” cũng giống như hàng ngàn clip khác từng tung lên Youtube. Dù xác định thể loại sitcom nghĩa là hài tình huống hay rêu rao là phim nhiều tập đi chăng nữa, “Căn hộ số 69” vẫn chỉ tồn tại ở dạng trò chơi cá nhân. Mặt khác, “Căn hộ số 69” tự quảng cáo là phim 18+ cũng giống như một clip đá gà tự giới thiệu “kê quyền độc nhất vô nhị”. Không có gì phải đáng băn khoăn.

Vậy mà, thật ngạc nhiên làm sao, “Căn hộ số 69” vừa tung ra tập đầu tiên với độ dài 20 phút, Cục Điện ảnh đã phải họp báo để giải thích phương hướng xử lý sản phẩm này. Và càng ngao ngán hơn, khi Cục Điện ảnh không tìm thấy trong Luật Điện ảnh bất cứ điều khoản nào để xử lý trường hợp “Căn hộ số 69”. Dùng dao mổ bò để giết gà chẳng những phi lý mà còn phát sinh tác dụng ngược khi kích thích sự tò mò của công chúng.

“Căn hộ số 69” có nội dung nghèo nàn và cảnh quay vụng về. So với mặt bằng Youtube, “Căn hộ số 69” thuộc hàng tầm thường. Thế nhưng, vì thái độ nôn nóng và trầm trọng hóa vấn đề của Cục Điện ảnh đã khiến sản phẩm vớ vẩn kia trở thành một hiện tượng giải trí.

Không ai đánh giá “Căn hộ số 69” là phim truyện hay phim truyền hình. Có điều sự xuất hiện đột ngột của nó giúp những người tha thiết với điện ảnh nước nhà hiểu thêm một sự thật: Các kênh nghệ thuật kết nối nhân loại đã rất rộng lớn, trong khi biên độ ứng xử của chúng ta với từng sản phẩm lại rất hạn hẹp. Quản lý văn hóa bây giờ không thể đẽo chân cho vừa giày, mà phải nới giày cho vừa chân bằng những tư duy điềm tĩnh và phóng khoáng hơn.

Các tin khác