Nghệ thuật nhiếp ảnh đang bị tầm thường hóa

Lạm phát nhiếp ảnh gia

(ĐTTCO) - Với chiếc máy ảnh hiện đại, việc chụp hỏng bức ảnh không dễ. Hơn nữa, việc xử lý hậu kỳ dễ hơn bao giờ hết nhờ các phần mềm tin học. Thấy "dễ ăn" nên nhiều người lao vào, khiến môn nghệ thuật này bị "phổ thông hóa" thảm hại.

(ĐTTCO) - Với chiếc máy ảnh hiện đại, việc chụp hỏng bức ảnh không dễ. Hơn nữa, việc xử lý hậu kỳ dễ hơn bao giờ hết nhờ các phần mềm tin học. Thấy "dễ ăn" nên nhiều người lao vào, khiến môn nghệ thuật này bị "phổ thông hóa" thảm hại.

Người người chơi ảnh

Ngày nay đi bất cứ đâu và ở bất kỳ thời gian, hay không gian nào - kể cả không gian thật và không gian ảo - ta đều bắt gặp những người chơi ảnh.

Ở không gian  thật - ngoài đời - bên cạnh những chiếc máy ảnh thực thụ, việc sử dụng các phương tiện có chức năng chụp ảnh trở nên hết sức phổ biến.

Trong quán cà phê, trên vỉa hè, trên ô tô, ở nhà, ngay cả công sở,... từng giờ, từng phút đều có người chụp ảnh bằng điện thoại, máy tính bảng..., mà bằng chứng là có rất nhiều ảnh chụp từ công sở xuất hiện liên tục trên mạng xã hội.

Còn những điểm thu hút đông khách du lịch, vui chơi, giải trí luôn có rất đông người cầm các máy từ loại bán chuyên đến chuyên nghiệp. Trong đó có không ít người chụp ảnh chỉ nhằm mục đích đơn giản là lưu niệm, chia sẻ với bạn bè.

Còn lại một bộ phận khác chụp ảnh nhằm mục đích cao hơn. Đó là sáng tạo.

Việc sáng tạo cũng xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau, từ thuần túy nghệ thuật đến phục vụ các nhu cầu dịch vụ.

Trước kia, khi chưa có Internet, việc "khoe" hay chia sẻ ảnh chỉ diễn ra trong đời thực.

Còn ngày nay, bên cạnh các trang web, diễn đàn chuyên về nhiếp ảnh còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các mạng xã hội nên việc trưng ra bức ảnh quá dễ dàng.

Vì giản tiện như vậy nên hầu như các thành viên mạng xã hội đều ít nhiều có những hoạt động liên quan tới nhiếp ảnh.

Không gian ảo cũng giúp những bức ảnh lan tỏa nhanh ra thế giới.

Ngày càng có nhiều người tham gia vào lĩnh vực nhiếp ảnh.
Ngày càng có nhiều người tham gia vào lĩnh vực nhiếp ảnh.

Hiện nay trên các mạng xã hôi, phổ biến nhất là Facebook, có nhiều hội, nhóm tập hợp những người chơi ảnh theo chủ đề, sở thích khác nhau.

Ngoài những hội quy tụ người sử dụng các loại máy ảnh bán chuyên và chuyên nghiệp, còn có những nhóm chuyên chụp bằng máy ảnh compact (máy du lịch bỏ túI) hoặc thiết bị di động có tích hợp máy ảnh (như điện thoại di động, máy tính bảng,...).

Và cho dù không tham gia nhóm, hội nào, các công dân mạng vẫn thường xuyên khoe ảnh do mình chụp.

Mặc khác, quá trình hội nhập sâu rộng vào tiến trình phát triển của thế giới cũng giúp cho việc phổ biến những khiến thức về bộ môn nhiếp ảnh dễ dàng hơn.

Ngoài sách chuyên ngành, kiến thức và kinh nghiệm, trong lĩnh vực nhiếp ảnh cũng được các tài liệu, bài viết chia sẻ tràn ngập trên Internet. 

Sự dễ dàng đến mức đơn giản của thiết bị chụp ảnh và khâu xử lý ảnh (bằng phần mềm máy vi tính), cộng với sự phổ biến của kiến thức kỹ thuật nhiếp ảnh một mặt giúp sân chơi này ngày càng sôi động, nhưng mặt khác đã khiến nghệ thuật nhiếp ảnh bị nhìn nhận một cách méo mó.

"Photographer on Facebook"

Sự méo mó thể hiện ngay trong quan niệm của phần đông người chơi ảnh, dễ thấy nhất là việc phân chia đẳng cấp, thứ bậc trong giới cầm máy.

Có rất nhiều người tự nhận hoặc bị ngộ nhận là "nhiếp ảnh gia", trong khi khả năng chỉ ở mức sơ đẳng hoặc "tầm tầm bậc trung".

Đã có những cuộc tranh luận về khái niệm thế nào là một nhà nhiếp ảnh hay nhiếp ảnh gia.

Có ý kiến cho rằng, đó phải là những người cầm máy chuyên nghiệp, sống bằng nghề nhiếp ảnh.

Quan niệm này có lẽ đúng trong một số ít trường hợp người chụp ảnh có sức sáng tạo, nhưng không mang ảnh đi thi thố mà chỉ sống bằng tiền kiếm được từ những bức ảnh có giá trị.

Tuy nhiên, nếu tiếp cận ở góc độ này thì thật khó giải thích hiện tượng phổ biến là giới thợ chụp ảnh.

Người chơi ảnh chỉ nhằm mục đích giải trí thuần túy.
Người chơi ảnh chỉ nhằm mục đích giải trí thuần túy.

Bởi công việc của họ nhằm mục đích kiếm sống, còn kết quả hoạt động của họ là những bức ảnh mà chất lượng nghệ thuật cao lắm chỉ dừng lại ở mức gọi nôm na là "có hồn".

Hơn nữa, họ không có nhiều sự đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Ý kiến khác - trong đó là của không ít những tay máy tên tuổi, là hội viên của các tổ chức nhiếp ảnh trong và ngoài nước - thì "nhiếp ảnh gia" phải là những tay máy có tước hiệu.

Những tước hiệu đó đạt được thông qua các giải thưởng, chứng nhận triển lãm ảnh nghệ thuật từ các cuộc thi hay liên hoan ảnh trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, ý kiến này cũng chưa thỏa đáng, bởi nó không giải thích được hiện tượng có một bộ phận dân cầm máy sử dụng nhiếp ảnh làm phương tiện sáng tạo ra những tác phẩm ảnh không nhằm mục đích thi thố, nhưng có giá trị nghệ thuật như ảnh báo chí (hay thời sự), ảnh quảng cáo,...

Cũng có những quan niệm hết sức ngô nghê rằng, nhà nhiếp ảnh phải là người được "trang bị tận răng" về mặt phương tiện và phải luôn mang máy ảnh bên mình như vật bất ly thân...



Còn một ý kiến xem ra có vẻ phù hợp hơn cả trong việc định nghĩa thế nào là một nhà nhiếp ảnh thực thụ.

Theo đó, "nhà nhiếp ảnh" là từ dùng để chỉ những người hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực này.

Hoạt động sáng tạo là một quá trình lao động để làm nên tác phẩm có giá trị nghệ thuật - bất kể đó là tác phẩm dàn dựng, hư cấu hay hiện thực.

Xét về góc độ này, nhà nhiếp ảnh không nhất thiết phải là người sống bằng nghề ảnh, miễn là vững kiến thức chuyên môn, có năng lực thẩm mỹ và biết biến những cái vốn đó thành tác phẩm nhiếp ảnh.

Thông qua quá trình hoạt động sáng tạo, họ có cống hiến vào sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Tuy nhiên, ngày nay những nhà nhiếp ảnh - hiểu theo nghĩa có góp sức vào quá phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh - không nhiều.

Ngay cả với nhiều người được mặc nhiên thừa nhận là "nhà nhiếp ảnh" của Việt Nam, là hội viên của các hội nhiếp ảnh có tiếng tăm trong nước và quốc tế cũng không có nhiều sự đóng góp cho nghệ thuật nhiếp ảnh.

Hầu hết tác phẩm của họ chủ yếu là để dự các cuộc thi, liên hoan, triển lãm ảnh... Gần đây, nhiều tác phẩm đạt giải thưởng từ các cuộc thi luôn gây ra sự tranh cãi về chất luộng nghệ thuật. Rồi tất cả chìm vào quên lãng, chứ không tạo được ấn tương, tiếng vang với công chúng.

Do chất lượng không cao nên các tác phẩm ảnh không thể tạo động lực thúc đẩy nghệ thuật nhiếp ảnh lên tầm vóc mới.

Cũng từ đó, nhiều người sinh ra sự ngộ nhận về nghệ thuật nhiếp ảnh.

Khá đông người trong cuộc, cứ thấy ảnh của mình được đông người bấm "like" (thích) kèm với những lời tán dương có cánh trên mạng xã hội, đã vội tự xem mình là nhiếp ảnh gia.

Còn về phía người ngoài cuộc, khi thấy những người bình thường bỗng dưng trở thành nhà nhiếp ảnh, tưởng môn nghệ thuật này dễ dàng nên cũng vào cuộc.

Lắm khi người xem phải bật cười vì thương hại sự ngô nghê trong cách thể hiện "tác phẩm" của cư dân mạng.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra tại Việt Nam, mà cả ở nước khác. Gần đây, trên thế giới đã xuất hiện một từ mới là "photographer on Facebook" (nhà nhiếp ảnh trên Facebook) để chỉ những người này.

Thật ra "photographer on Facebook" chẳng có gì là xấu hay tiêu cực. Tuy nhiên, do đời sống của một bức ảnh trên mạng xã hội chỉ được tính bằng giây do thói quen xem lướt của cư dân mạng. Cho nên, những bức ảnh có thể được gọi là tác phẩm nghệ thuật cũng không đóng góp được gì cho lĩnh vực nhiếp ảnh.

Nhưng trên thực tế, những bức ảnh đạt tới giá trị nghệ thuật trên mạng xã hội là vô cùng hiếm thấy.

Cũng chính vì vậy, không thể gọi những người chỉ chơi ảnh trên mạng xã hội là "nhiếp ảnh gia" hay một từ có ý nghĩa tương tự được.

(còn tiếp)

Các tin khác