Heo “độc” nhiều vì đơn vị kiểm tra sợ bị kiện

Ngày 12-11, Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Nam, trọng tâm là nhóm beta-agonist trong thịt heo và vàng ô trong gia cầm.

Ngày 12-11, Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Nam, trọng tâm là nhóm beta-agonist trong thịt heo và vàng ô trong gia cầm.

Ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, cho biết chỉ mới triển khai kiểm tra chất cấm từ tháng 10 vừa qua và dự định kết thúc trong tháng 12 thay cho thời điểm tháng 2-2016 vì vấn đề kinh phí. Do việc kiểm tra tập trung vào các hộ chăn nuôi có nghi vấn nên kết quả vi phạm cao (27%).

Đặc biệt, lực lượng kiểm tra đã phát hiện “ổ” chứa tới 14 kg salbutamol nguyên chất. Đây là một hộ nuôi, cả heo và gà đều còn nhỏ (chưa phải thời điểm cho ăn chất cấm) nên không có gì bất thường. Nhưng do nguồn tin báo, chủ trại là nhân viên tiếp thị thức ăn chăn nuôi nên đoàn kiểm tra có sự “cảnh giác” và đã phát hiện 14 gói bột không nhãn hiệu có nhiều nghi vấn. Sau đó, với sự thẩm vấn của công an, anh này thừa nhận đây là chất cấm.

Số tang vật đã bị xử lý tiêu hủy còn chủ hàng bị phạt 75 triệu đồng.

“Các quy định pháp lý hiện nay chưa chặt chẽ nên chúng tôi chỉ kiểm tra trên hộ nuôi và cơ sở kinh doanh thuốc thú y còn thương lái và lò mổ chỉ kiểm tra giám sát để biết mà không xử lý. Việc xử phạt chúng tôi cũng áp dụng hình thức thấp nhất để tránh thưa kiện” - ông Tùng thừa nhận.

Tại TP HCM, ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP HCM, cho biết việc kiểm tra tại lò mổ gặp rất nhiều rủi ro do tại đây không đủ điều kiện nuôi nhốt trong thời gian lấy mẫu. “Nếu vật nuôi phát dịch bệnh trong thời gian này thì rất khó xử lý hậu quả, nhất là khi kết quả định lượng lại âm tính thì dễ phát sinh kiện tụng kéo dài” - ông Phát nêu.

Lo sợ chất cấm trong heo siêu nạc, người tiêu dùng chọn mua thịt heo có nhiều mỡ.
Lo sợ chất cấm trong heo siêu nạc, người tiêu dùng chọn mua thịt heo có nhiều mỡ.

“Các quy định pháp lý hiện nay chưa chặt chẽ nên chúng tôi chỉ kiểm tra trên hộ nuôi và cơ sở kinh doanh thuốc thú y còn thương lái và lò mổ chỉ kiểm tra giám sát để biết mà không xử lý. Việc xử phạt chúng tôi cũng áp dụng hình thức thấp nhất để tránh thưa kiện” - ông Tùng thừa nhận.

Tại TP HCM, ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP HCM, cho biết việc kiểm tra tại lò mổ gặp rất nhiều rủi ro do tại đây không đủ điều kiện nuôi nhốt trong thời gian lấy mẫu. “Nếu vật nuôi phát dịch bệnh trong thời gian này thì rất khó xử lý hậu quả, nhất là khi kết quả định lượng lại âm tính thì dễ phát sinh kiện tụng kéo dài” - ông Phát nêu.

Các tin khác