Hạ sách văn chương

Giá trị của Truyện Kiều có thể chấp nhận nhiều tác phẩm phái sinh, nghĩa là lấy cảm hứng từ cốt truyện hoặc nhân vật Truyện Kiều để viết tác phẩm khác. Đáng tiếc, gần đây dư luận không khỏi phẫn nộ khi phát hiện cuốn sách “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng” của một người xưng danh kỹ sư Đỗ Minh Xuân, lại có ý định chỉnh sửa Truyện Kiều.

Dẫu từ cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn được xem như một kiệt tác văn chương. Không chỉ đồng hành người Việt bao đời nay, Truyện Kiều còn trở thành thông điệp sáng tạo của người Việt với cộng đồng quốc tế. Vì vậy, bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung Truyện Kiều cũng cần hết sức thận trọng.

Giá trị của Truyện Kiều có thể chấp nhận nhiều tác phẩm phái sinh, nghĩa là lấy cảm hứng từ cốt truyện hoặc nhân vật Truyện Kiều để viết tác phẩm khác. Đáng tiếc, gần đây dư luận không khỏi phẫn nộ khi phát hiện cuốn sách “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng” của một người xưng danh kỹ sư Đỗ Minh Xuân, lại có ý định chỉnh sửa Truyện Kiều.

Kẻ đốt đền để nổi tiếng xưa nay không hiếm. Thế nhưng, cũng hơi ngạc nhiên, khi cuốn sách dị hợm trên được một vị giáo sư cao niên viết lời giới thiệu khá hoành tráng. Ngài giáo sư tiếp tay cho ông kỹ sư làm cái việc ngỡ rất cao siêu nhưng rất ấm ớ bằng những ngôn ngữ thánh thót: “ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều…”.

Khoan bàn chuyện ông kỹ sư Đỗ Minh Xuân là ai và trình độ đến đâu, chỉ riêng giá trị thầm mỹ bảo đảm tính thống nhất của một tác phẩm, không ai được phép xâm hại. Những từ cổ cũng chính là minh chứng cho thời đại Nguyễn Du sống và làm nên không gian văn hóa cho Truyện Kiều, không thể thấy thích là “gạt bỏ” và “thay bằng” như ngài giáo sư kia thuyết giảng. Cho dù kỹ sư Đỗ Minh Xuân tài gấp trăm lần thi hào Nguyễn Du cũng không được quyền làm công việc hạ sách ấy.

Trong “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng” có khoảng 1.000 đơn vị từ bị chỉnh sửa khá thô bạo. Thậm chí các điển tích cũng bị xóa sạch để đưa vào những chữ ngây ngô. Thí dụ, câu “Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh” bị viết lại “Ấy là trong mộng hay là thực sinh”. Còn câu “Liệu như cung Quảng ả Hằng nghĩ nao?” bị viết lại “Liệu người ngoài cuộc khác vòng nghĩ sao?”.

Với cuốn sách ngạo mạn của mình, kỹ sư Đỗ Minh Xuân còn ra vẻ uyên bác khi phân tích những chỗ khiên cưỡng của Truyện Kiều (?). Chẳng hạn, Nguyễn Du viết “Trên treo một tượng trắng đôi lông mày”, ông Đỗ Minh Xuân cho rằng tượng không treo được và phải viết “Trên treo thần ảnh trắng đôi lông mày”.

Cách đùa với Truyện Kiều như trên, một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về thị trường xuất bản đang bủa vây bởi những ấn phẩm lệch lạc.

Các tin khác