Giới hạn đàm tiếu

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình-Thông tin điện tử, cho biết đã chỉ đạo kiểm tra các video gây dư luận xấu trên mạng xã hội và khẳng định “nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Đây là hồi chuông cảnh báo nữa về tình trạng những sản phẩm giải trí phản cảm có nhiều biến tướng đáng nghi ngại.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình-Thông tin điện tử, cho biết đã chỉ đạo kiểm tra các video gây dư luận xấu trên mạng xã hội và khẳng định “nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Đây là hồi chuông cảnh báo nữa về tình trạng những sản phẩm giải trí phản cảm có nhiều biến tướng đáng nghi ngại.

 

Hàng loạt gương mặt trong giới show biz như ca sĩ Mỹ Tâm, Hoa hậu Đặng Thu Thảo hay ca sĩ Đông Nhi đã phản ứng gay gắt vì bị xúc phạm và lăng mạ bởi một talk show “Những kẻ lắm lời” phát trên Youtube. Tất nhiên, không ai cấp giấy phép cho “Những kẻ lắm lời”. Chương trình này do cô MC và 2 chàng trai trẻ phối hợp sản xuất. Họ tự viết kịch bản, tự làm diễn giả, tự quay video và hồn nhiên đưa lên mạng để soi mói đời sống những người nổi tiếng.

Dù không chính danh của bất kỳ một kênh truyền hình nào, nhưng “Những kẻ lắm lời” cũng thiết kế thành những chuyên mục như Gương mặt thân quen (bình luận về những sự việc, phát ngôn của nghệ sĩ), Kẻ thù của phim Việt (nhận định về các phim Việt) và Hôm nay mặc xấu (bình luận về thời trang xấu của sao Việt)… Nếu đó là một thái độ văn hóa lành mạnh, không ai băn khoăn. Đằng này, “Những kẻ lắm lời” dùng những ngôn từ rất thô tục để bình phẩm về giới show biz, như thể họ là những phán quan đích thực của đạo đức và văn minh. Không thể phủ nhận giá trị của tiến bộ công nghệ thông tin trong xã hội hiện nay. Tận dụng mạng internet để bày tỏ quan điểm về giới show biz cũng là hành vi đáng ủng hộ. Tuy nhiên, sự đàm tiếu cũng phải có giới hạn. Không thể nhân danh công chúng để mạ lỵ và phỉ báng những tên tuổi trong hoạt động nghệ thuật.

Công bằng đánh giá, giới show biz cũng đang tồn tại những bất cập cần cảnh tỉnh và điều chỉnh. Có thể thẳng thắn góp ý về chất lượng tác phẩm hoặc phong cách thời trang, nhưng cần có trình độ nhất định về chuyên môn nghệ thuật và kỹ năng thuyết phục. Cứ hồn nhiên phát biểu kiểu hàng tôm, hàng cá chỉ gây thêm hệ lụy cho cộng đồng.

Mạng xã hội đang tạo điều kiện cho những kẻ vô danh được làm diễn viên hoặc làm nghệ sĩ một cách dễ dàng. Trước đây, Thanh tra Bộ Văn hóa-Thể Thao-Du lịch từng quyết định xử phạt hành chính ê-kip sản xuất bộ phim “Vụ thảm sát số 6” ăn theo sự kiện ở Bình Phước. Xem ra, bài học ấy vẫn chưa đủ sức răn đe.

Các tin khác