Định giá công ty, quản trị doanh nghiệp

(ĐTTCO) - Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú ý hơn về việc hoạch định chiến lược kinh doanh, phân bổ nguồn lực, kể cả tài chính để phù hợp với chiến lược đó. Bởi nếu các doanh nghiệp niêm yết hay các tập đoàn thiếu vắng những chiến lược kinh doanh, hoặc chiến lược quá mờ nhạt sẽ không thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dẫn đến giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch “bèo nhèo”. 
Nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức đầu tư lớn thường nhìn nhận và đánh giá chiến lược của công ty được hoạch định như thế nào? Chiến lược đó có khả thi hay không? Liệu công ty sử dụng các nguồn lực (trong đó quan trọng là nguồn lực tài chính) như thế nào để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh này?... 
Định giá công ty, quản trị doanh nghiệp ảnh 1  
Cuốn sách “Phân tích và định giá công ty sử dụng báo cáo tài chính” của tác giả Krishna G. Palepu và Paul M. Healy, đưa ra một cách nhìn khác so với các phân tích đang được sử dụng khá phổ biến trước đây là khung phân tích. Với việc phát triển khung phân tích gồm 4 bước (phân tích chiến lược kinh doanh, phân tích kế toán, phân tích tài chính và phân tích triển vọng), tác giả cuốn sách đưa ra cách thức áp dụng khung phân tích này trong những trường hợp ra các quyết định khác nhau. Đây là tài liệu quan trọng được sử dụng để giảng dạy cho các bậc học của Trường Đại học Harvard.
Một nhà đầu tư hay nhà quản trị công ty cũng phải trả lời được những câu hỏi tương tự như khả năng sinh lợi của công ty như thế nào? Đến từ nguồn nào và có gắn liền với mục tiêu chiến lược của công ty hay không? Các quyết định tiêu tiền thời gian qua có mang lại kết quả của mục tiêu chiến lược hay không?... Việc phân tích cần bám sát mục tiêu chiến lược của công ty, tập trung vào 4 nội dung trong hoạt động kinh doanh sẽ mang lại giá trị hay đóng góp gì cho cổ đông. 
Tác giả cuốn sách cũng chỉ ra một vài phân tích công ty cần làm rõ sự tăng trưởng, và khả năng sinh lợi của công ty đến từ đâu trong 2 chiến lược chính là chiến lược thị trường sản phẩm (product market strategies) và chính sách thị trường tài chính (financial market policies).
Trong chiến lược thị trường sản phẩm, người phân tích cần tập trung phân tích và làm rõ 2 nội dung quan trọng là hoạt động kinh doanh (operating management) và hoạt động đầu tư tiêu tiền (investment management). Đối với chính sách thị trường tài chính cũng tập trung vào phân tích các quyết định tài trợ (financing decisions) và chính sách cổ tức (dividend policy) đóng góp trong tăng trưởng và khả năng sinh lợi của công ty.

Các tin khác