Điện ảnh nghiệp dư

Từ khi các tập đoàn quốc tế đầu tư vào hệ thống rạp chiếu phim, hoạt động sản xuất phim ở nước ta cũng có vẻ khởi sắc. Dù tỷ lệ phim ngoại vẫn áp đảo, nhưng phim nội vẫn manh nha chút ít hy vọng. Trước đây, những nhà làm phim chỉ đầu tư làm phim chiếu Tết, bây giờ đã mạnh dạn bấm máy thường xuyên hơn. Trước đây, đạo diễn đua nhau làm phim dài tập để chiếu trên truyền hình, bây giờ quyết tâm làm phim nhựa chiếu rạp. Trong vài dấu hiệu khởi sắc ấy, điện ảnh Việt lại phơi bày sự bất cập rõ nét hơn.

Từ khi các tập đoàn quốc tế đầu tư vào hệ thống rạp chiếu phim, hoạt động sản xuất phim ở nước ta cũng có vẻ khởi sắc. Dù tỷ lệ phim ngoại vẫn áp đảo, nhưng phim nội vẫn manh nha chút ít hy vọng. Trước đây, những nhà làm phim chỉ đầu tư làm phim chiếu Tết, bây giờ đã mạnh dạn bấm máy thường xuyên hơn. Trước đây, đạo diễn đua nhau làm phim dài tập để chiếu trên truyền hình, bây giờ quyết tâm làm phim nhựa chiếu rạp. Trong vài dấu hiệu khởi sắc ấy, điện ảnh Việt lại phơi bày sự bất cập rõ nét hơn.

Một dự án làm phim chắc chắn phải nhắc đến 3 nhân tố cốt lõi: nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên. Vậy mà, một bộ phim vừa mới trình chiếu, đã xảy ra sự cố: ê-kíp từng cộng tác ở phim trường bỗng dưng… quay sang tố cáo nhau. Không phải cố tình gây scandal để bán vé, vì một bộ phim mà chính những người thực hiện cũng ngao ngán, chẳng có khán giả nào dám dùng trí tò mò để mua vé thưởng thức. Bộ phim được đầu tư 6 tỷ đồng, nhưng người bỏ tiền cũng muốn đóng một vai hoành tráng. Kết quả, xung đột giữa đạo diễn và nhà sản xuất, kéo theo chuyện… thay vai chính vào phút chót. Chưa hết, diễn viên bị thay vai đã chê đạo diễn thiếu chuyên nghiệp, còn đạo diễn lên tiếng “muốn đốt luôn bộ phim”. Công chúng chẳng hiểu mô tê gì, và càng không thể phân biệt, đó là một đội ngũ nghệ sĩ khao khát sáng tạo hay một cái chợ trời mua bán danh vọng.

Trường hợp trên chỉ là một thí dụ điển hình về tình trạng nghiệp dư của điện ảnh Việt hôm nay. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi tư nhân bắt đầu được tham gia làm phim, dù bị mệnh danh “dòng phim mì ăn liền” cũng có những nhà làm phim thực sự có tâm, có tài. Còn hiện nay, phim trường trở thành nơi bon chen lợi lộc. Giá trị nghệ thuật bị đặt ở vị trí thấp nhất, và hầu như không có đại gia biết làm phim. Cái danh xưng nhà sản xuất chỉ là những kẻ có vốn liếng khiêm tốn nhưng ngạo nghễ và ảo tưởng về nghề nghiệp.

Nền điện ảnh Việt chưa đạt tầm công nghệ giải trí. Phim trường vừa muốn kiếm tiếng tăm vừa muốn kiếm tiền bạc thì càng thêm bát nháo. Chưa bao giờ chất lượng phim Việt thê thảm như vậy. Nội dung phim chỉ loay hoay đề tài kinh dị và hài hước. Thẳng thắn mà đánh giá, nhiều bộ phim giống như tấu hài được video hóa mà thôi. Phải chăng, những nhà kinh tế có đầu óc chiến lược đang quay lưng với điện ảnh nước nhà?

Các tin khác