Đề thi mở cho ai?

Không ai phản đối việc Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương và khuyến khích ra đề thi môn Văn là những đề nghị luận xã hội để tăng tính sáng tạo, sự hiểu biết cho học sinh. Thế nhưng, ra đề thi làm sao cho phù hợp và hiệu quả lại là chuyện khác. Lấy một thông tin thời sự trên trang báo rồi yêu cầu học sinh bình luận hay đánh giá, thoạt đầu có vẻ thú vị nhưng nghĩ kỹ thấy quá cưỡng cầu. Muốn nói về một sự kiện phải thu thập đầy đủ dữ liệu may ra mới có góc nhìn tổng thể, trong khi học sinh chưa phải đối tượng thường xuyên tiếp xúc với truyền thông, đặc biệt học sinh ở vùng sâu vùng xa, nên rất khó khăn trong việc này. Thử hỏi, cơ sở nào để học sinh hoàn thành tốt bài thi? Ông bà mình khuyên “đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng”, nếu không cân nhắc cẩn thận đề thi mở sẽ trở thành... đánh đố học sinh.

Sau một thời gian dài bị bủa vây bởi căn bệnh thành tích, ngành giáo dục đòi hỏi phải có một sự chấn hưng theo mệnh lệnh của cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy và học không còn là khẩu hiệu, mà bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Nổi bật trong năm 2013 phải kể đến những đề thi có tính chất gợi mở được áp dụng cho môn Văn. Dù có nhiều ý kiến khác nhau, tín hiệu nhỏ nhoi ấy cũng rất đáng mừng.

Không ai phản đối việc Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương và khuyến khích ra đề thi môn Văn là những đề nghị luận xã hội để tăng tính sáng tạo, sự hiểu biết cho học sinh. Thế nhưng, ra đề thi làm sao cho phù hợp và hiệu quả lại là chuyện khác. Lấy một thông tin thời sự trên trang báo rồi yêu cầu học sinh bình luận hay đánh giá, thoạt đầu có vẻ thú vị nhưng nghĩ kỹ thấy quá cưỡng cầu. Muốn nói về một sự kiện phải thu thập đầy đủ dữ liệu may ra mới có góc nhìn tổng thể, trong khi học sinh chưa phải đối tượng thường xuyên tiếp xúc với truyền thông, đặc biệt học sinh ở vùng sâu vùng xa, nên rất khó khăn trong việc này. Thử hỏi, cơ sở nào để học sinh hoàn thành tốt bài thi? Ông bà mình khuyên “đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng”, nếu không cân nhắc cẩn thận đề thi mở sẽ trở thành... đánh đố học sinh.

Sau khi Hà Nội và TPHCM khơi mào kiểu đề thi mở, nhiều tỉnh, thành khác cũng ồ ạt làm theo. Thậm chí, một kỳ thi dành cho học sinh lớp 12 ở Hải Phòng còn ra đề khá gay cấn: “Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng “Không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à?”. Mới đây, cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh bà Tưng) khi trả lời một trang mạng xã hội cũng thẳng thắn: “Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu tìm đến mình cho tôi thật nhiều tiền”. Từ những hiện tượng trên, anh (hay chị) hãy viết một bài văn tối đa 800 từ về chủ đề tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”. Chính những người ra đề cũng không lường trước điều gì xảy ra, nên chỉ cần vài lời bàn tán đã vội vàng lên tiếng “xin nghiêm túc rút kinh nghiệm”.

Từ khi hội nhập, ngành giáo dục Việt Nam bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Thế nhưng, không thể đổi mới giáo dục bằng thái độ mất bình tĩnh. Cứ chạy đua đề thi mở theo chiều hướng cái sau nóng bỏng hơn cái trước càng dễ phơi bày nhiều hệ lụy dở khóc dở cười. Vừa qua, một trường học ở huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum còn đưa ngôn ngữ chat của tuổi teen vào đề thi dành cho học sinh lớp 9, để bắt học sinh giải quyết “em rút ra bài học gì trong giao tiếp?”. Rõ ràng, đề thi đã nhầm lẫn giữa học sinh trung học và... sinh viên văn khoa.

Muốn xóa bỏ sự xơ cứng của môn Văn, cần cải tiến cách dạy và cách học, không chỉ trông chờ vào cách ra đề thi. Dạy và học rất khô cứng máy móc, trong khi đề thi lại đầy thực tế chỉ khiến học sinh hoang mang hơn.

Các tin khác