Công nghệ bảo tồn di tích?

Sáng 15-5-2014, di tích Phu Văn Lâu ở Huế bất ngờ đổ sập một góc. Dù may mắn không có thương vong xảy ra, nhưng những ai yêu mảnh đất cố đô vẫn phải băn khoăn: quần thể kiến thức này liệu có thể được gìn giữ một cách bền vững không?

Sáng 15-5-2014, di tích Phu Văn Lâu ở Huế bất ngờ đổ sập một góc. Dù may mắn không có thương vong xảy ra, nhưng những ai yêu mảnh đất cố đô vẫn phải băn khoăn: quần thể kiến thức này liệu có thể được gìn giữ một cách bền vững không?

Phu Văn Lâu được xây dựng từ năm 1819 dưới thời Gia Long, đã được trùng tu 2 lần vào năm 1957 và 1995. Tuy không phải công trình xây dựng hoành tráng, nhưng Phu Văn Lâu có ý nghĩa như điểm nhấn của Thành Nội, vì nơi đây triều đình phong kiến từng dùng để niêm yết các văn bản và tổ chức các sự kiện kết nối quần chúng.

Huế đã thành một đô thị festival nổi tiếng. Hàng năm du khách trong và ngoài nước đến Huế lên đến con số hàng triệu người. Và dĩ nhiên, không ai đến Huế chỉ để ngắm cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương mà không mong muốn bước chân vào tham quan kinh thành cổ xưa. Tính bền vững cho di tích cố đô cũng quan trọng như tính an toàn cho du khách thập phương. Từ lâu đã thành lập Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô, nhưng… Phu Văn Lâu vẫn bất ngờ đổ sập một góc.

Có nhiều ý kiến giải thích rằng, do lần trùng tu gần nhất cũng đã 20 năm nên mối mọt ăn rỗng các cột gỗ, còn các cột bê tông thì rỉ sét nên Phu Văn Lâu mới sạt lở nghiêm trọng như vậy. Sự biện hộ ấy nghe rất khó chấp nhận, vì công việc của ngành bảo tồn di tích là nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại và xuống cấp của các di tích. Nếu theo dõi thường xuyên và kịp thời có giải pháp hợp lý, chắc chắn Phu Văn Lâu không thể xảy ra sự cố như vừa qua.

Câu chuyện Phu Văn Lâu ở Huế cũng như một lời nhắc nhở chung về trình độ và tư duy bảo tồn di tích tại Việt Nam. Nhiều năm qua, chúng ta đã và đang chi ra nhiều khoản tiền không nhỏ để trùng tu, phục chế, bảo quản các di tích. Đáng tiếc, nhiều công trình có giá trị văn hóa - lịch sử vẫn hư hỏng vì kiểu công nghệ bôi trét chắp vá. Nguy hiểm hơn, một bộ phận nhận thức khá lệch lạc về ý nghĩa phục hưng di tích. Nhiều ngôi đình cả ngàn năm lại bị chỉnh trang như vừa xây dựng ở đầu thế kỷ 21. Cái hiện vật ngàn tuổi bị biến thành… một tuổi, thì kỹ năng hiện đại hóa di tích ấy nên gọi là gì cho khỏi bẽ bàng?

Việt Nam tự hào bốn ngàn năm văn hiến, nhưng hiện tại các di tích còn lại không nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn di tích cần những người vừa có tài vừa có tâm để sử dụng nguồn vốn đầu tư ngân sách thật hiệu quả.

Các tin khác