Chấn chỉnh xuất bản

Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin-Truyền thông) vừa trao chứng chỉ hành nghề cho các biên tập viên ở những đơn vị xuất bản. Trong tổng số 1.144 học viên tham dự khóa học “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ biên tập” tổ chức trong năm 2014 và 2015, có 1.132 người đủ tiêu chuẩn. Con số ấy cho thấy trình độ đội ngũ biên tập viên hiện nay không có gì đáng ái ngại. Tuy nhiên, thực trạng xuất bản mấy năm gần đây lại phơi bày nhiều bất cập. Hàng loạt sách bị dư luận phát hiện sai phạm phải thu hồi để chỉnh sửa hoặc tiêu hủy. Việc cấp chứng chỉ hành nghề chỉ giống như động thái sàng lọc biên tập viên, chứ chưa hẳn nâng cao chất lượng biên tập viên.

Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin-Truyền thông) vừa trao chứng chỉ hành nghề cho các biên tập viên ở những đơn vị xuất bản. Trong tổng số 1.144 học viên tham dự khóa học “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ biên tập” tổ chức trong năm 2014 và 2015, có 1.132 người đủ tiêu chuẩn. Con số ấy cho thấy trình độ đội ngũ biên tập viên hiện nay không có gì đáng ái ngại. Tuy nhiên, thực trạng xuất bản mấy năm gần đây lại phơi bày nhiều bất cập. Hàng loạt sách bị dư luận phát hiện sai phạm phải thu hồi để chỉnh sửa hoặc tiêu hủy. Việc cấp chứng chỉ hành nghề chỉ giống như động thái sàng lọc biên tập viên, chứ chưa hẳn nâng cao chất lượng biên tập viên.

2 tiêu chuẩn của biên tập viên là bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn. Bản lĩnh chính trị có thể rèn luyện qua các lớp tập huấn ngắn ngày, nhưng năng lực chuyên môn hoàn toàn phụ thuộc vào chính mỗi người tự đào tạo. Bây giờ, thật khó đưa ra thí dụ thuyết phục ấn phẩm do biên tập viên nào đứng tên đảm bảo giá trị chinh phục bạn đọc. Nói cách khác, nghề xuất bản đang thiếu những biên tập viên uy tín ở từng lĩnh vực.

Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành, khẳng định: “Từ ngày 1-1-2016, hoạt động xuất bản chính thức đi vào khâu cuối cùng một cách quy củ. Chúng tôi sẽ công khai trên mạng internet lai lịch từng cuốn sách bao gồm gốc tích sách đó, ai là giám đốc hoặc tổng biên tập NXB cuốn sách đó, tên người biên tập cuốn sách... Cũng từ ngày 1-1-2016, những biên tập viên và tổng biên tập, giám đốc NXB chưa có chứng chỉ hành nghề biên tập, vẫn đứng tên trên sách, hệ thống máy tính của Cục sẽ không thông qua và cuốn sách đó không thể ra thị trường được”. Đấy là một tín hiệu mang lại nhiều hy vọng chấn chỉnh hoạt động xuất bản. Thế nhưng, trong một tương lai gần, vẫn phải có chiến lược thu hút những chuyên gia góp sức cho nghề biên tập.

Từ ngày tư nhân được liên kết xuất bản sách, thị trường nhộn nhịp hơn, nhưng nghề biên tập viên lại lúng túng hơn. Để đáp ứng nhu cầu liên tục của guồng quay xuất bản, biên tập viên bỗng trở nên… đa năng. Một biên tập viên chỉ là cử nhân lịch sử, nhưng có thể đứng tên biên tập cả tác phẩm văn học lẫn từ điển y khoa tránh sao khỏi những sai sót? Muốn giảm thiểu vấn đề biên tập viên tay năm tay mười, cần quy định rõ ràng hơn về thể loại mỗi đơn vị xuất bản được phép cấp phép.

Các tin khác