Cáo mượn oai hùm

Tháng 12-2011, Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM thông qua EMG - một tổ chức chuyên cung cấp các chương trình giáo dục - để có cuộc tiếp xúc với đại diện DFE và STA. Không có sự ký kết trực tiếp nào từ buổi gặp gỡ này. Đến tháng 2-2014, EMG có được giấy phép sử dụng tài liệu của STA. Dựa vào giấy phép này, Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM hào hứng triển khai đề án tiếng Anh tích hợp. Cần hiểu đúng vấn đề, tài liệu và chương trình phổ biến phương pháp dạy và học tiếng Anh được phổ biến trên toàn cầu. Việc mua bản quyền rất đơn giản, nhưng để giám sát hay kiểm định chất lượng DFE và STA không thể hợp tác với một công ty.  Lãnh sự quán Anh tại TPHCM hoàn toàn có lý khi khẳng định DFE và STA chỉ hợp tác ở tầm chính phủ với chính phủ, chứ không thể thông qua đối tác trung gian.

Sau khi Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM tổ chức họp báo công bố đề án dạy tiếng Anh tích hợp theo chuẩn tiên tiến, đã khiến nhiều bậc phụ huynh xôn xao. Đáng nói hơn, trước thông tin của Sở Giáo dục-Đào tào TPHCM cho rằng đây là chương trình hợp tác với Bộ Giáo dục Anh-DFE và Cơ quan khảo thí quốc gia Anh - STA, Tổng lãnh sự quán Anh tại TPHCM đã chính thức ra văn bản bác bỏ mối quan hệ trên. Như vậy, thực chất chương trình tiếng Anh tích hợp phải hiểu như thế nào?

Tháng 12-2011, Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM thông qua EMG - một tổ chức chuyên cung cấp các chương trình giáo dục - để có cuộc tiếp xúc với đại diện DFE và STA. Không có sự ký kết trực tiếp nào từ buổi gặp gỡ này. Đến tháng 2-2014, EMG có được giấy phép sử dụng tài liệu của STA. Dựa vào giấy phép này, Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM hào hứng triển khai đề án tiếng Anh tích hợp. Cần hiểu đúng vấn đề, tài liệu và chương trình phổ biến phương pháp dạy và học tiếng Anh được phổ biến trên toàn cầu. Việc mua bản quyền rất đơn giản, nhưng để giám sát hay kiểm định chất lượng DFE và STA không thể hợp tác với một công ty.  Lãnh sự quán Anh tại TPHCM hoàn toàn có lý khi khẳng định DFE và STA chỉ hợp tác ở tầm chính phủ với chính phủ, chứ không thể thông qua đối tác trung gian.

Rõ ràng đã có sự mập mờ thông tin gây hiểu nhầm về chương trình tiếng Anh tích hợp. Trên thế giới, mỗi quốc gia có một chương trình dạy tiếng Anh khác nhau, có nước sử dụng tài liệu của Canada hoặc của Australia. Và dĩ nhiên, bên cung cấp chương trình không cần quan tâm đến kết quả dạy và học như thế nào. Bây giờ Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM muốn theo chương trình của STA cũng tốt, nhưng không cần thiết phải thổi phồng sự kiện như thể có sự bảo chứng của DFE. Nói khó nghe hơn, đây cũng là một biểu hiện “cáo mượn oai hùm”.

Từ khi hội nhập, tiếng Anh được xem trọng hơn. Không chỉ đẩy mạnh dạy và học tiếng Anh trong nhà trường, mà các trung tâm ngoại ngữ cũng mọc lên như nấm sau mưa với đủ mọi loại chứng chỉ quốc tế. Thế nhưng, không ít chương trình giảng dạy tiếng Anh không rõ xuất xứ từ đâu và ngay cả giáo viên dạy tiếng Anh cũng trưng dụng từ… khách Tây du lịch sang Việt Nam.

Đề án của Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM rất đáng hoan nghênh, nhưng cần cân nhắc về phương pháp thực hiện. Chương trình Cambridge vừa triển khai 2 năm đã phải ngừng, ai dám chắc chương trình tiếng Anh tích hợp sẽ hoàn mỹ? Không thể dùng học sinh để thử nghiệm cơ hội kinh doanh.

Các tin khác