Cần tôn trọng giá trị cũ

Sách giáo khoa luôn cần một sự chuẩn mực. Vì vậy, việc biên soạn và thay đổi nội dung sách giáo khoa phải có những đắn đo cần thiết. Nếu sai sót về mặt khoa học hoặc lịch sử, nhất định phải chỉnh sửa. Bằng không, nên tôn trọng những giá trị đã định hình để tạo nền tảng ổn định cho việc dạy và việc học. Gần đây, dư luận xôn xao về bài thơ “Nam quốc sơn hà” được sử dụng bản dịch mới trong cuốn Ngữ Văn lớp 7 tập 1 của NXB Giáo Dục. Nhiều người biết bài thơ được tương truyền của Lý Thường Kiệt với nguyên văn chữ Hán phiên âm quốc ngữ: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Theo nhiều giai thoại được ghi lại, nhờ bài thơ này quân ta đã được nâng đỡ sĩ khí để đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt. Không chỉ xưng tụng như bài thơ thần, “Nam quốc sơn hà” còn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta trước hiểm họa Bắc thuộc.

Sách giáo khoa luôn cần một sự chuẩn mực. Vì vậy, việc biên soạn và thay đổi nội dung sách giáo khoa phải có những đắn đo cần thiết. Nếu sai sót về mặt khoa học hoặc lịch sử, nhất định phải chỉnh sửa. Bằng không, nên tôn trọng những giá trị đã định hình để tạo nền tảng ổn định cho việc dạy và việc học. Gần đây, dư luận xôn xao về bài thơ “Nam quốc sơn hà” được sử dụng bản dịch mới trong cuốn Ngữ Văn lớp 7 tập 1 của NXB Giáo Dục. Nhiều người biết bài thơ được tương truyền của Lý Thường Kiệt với nguyên văn chữ Hán phiên âm quốc ngữ: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. Theo nhiều giai thoại được ghi lại, nhờ bài thơ này quân ta đã được nâng đỡ sĩ khí để đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt. Không chỉ xưng tụng như bài thơ thần, “Nam quốc sơn hà” còn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta trước hiểm họa Bắc thuộc.

Bản dịch phổ biến nhất của “Nam quốc sơn hà” được nhiều người nhớ: “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận tại sách trời / Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm / Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Việc áp dụng bản dịch khác của Lê Thước - Nam Trân trong sách giáo khoa mới: “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Vằng vặc sách trời chia xứ sở / Giặc dữ cớ sao phạm đến đây / Chúng mày nhất định phải tan vỡ”, đã tạo những ý kiến trái chiều về tiếp nhận.

Xưa nay, nguyên tắc để có một bản dịch hoàn hảo dựa trên 3 tiêu chí tín - đạt - nhã. Dịch thơ là công việc cực kỳ khó khăn. Nhất là dịch từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ, phải đối diện với sự phức tạp của chữ tượng hình. Ngữ âm chữ Hán đọc theo kiểu người Việt luôn có những đặc điểm gợi tả riêng, bất kỳ bản dịch quốc ngữ nào cũng khó so sánh được. Do đó, để tìm một bản dịch chuẩn cho “Nam quốc sơn hà” không đơn giản. Giá trị của “Nam quốc sơn hà” không thể lung lay, dù có thêm hàng trăm hay hàng ngàn bản dịch khác nhau. Tuy nhiên, bản dịch cũ đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt, không nên “cải cách” bằng bản dịch mới trong sách giáo khoa của 2 dịch giả Lê Thước - Nam Trân.

Nếu muốn giúp học sinh hiểu rõ hơn và hiểu sâu thêm “Nam quốc sơn hà”, chỉ nên cung cấp ngữ nghĩa của bài thơ gốc, chứ không cần cung cấp thêm bản dịch.

Các tin khác