Biết nhận lỗi và dám xin lỗi

Dư luận lại một phen dậy sóng vì 1 tập thơ vừa được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng có đến 2 bài thơ bị tố cáo sao chép của người khác. Trước những chứng cứ rõ ràng, Hội Nhà văn Hà Nội buộc lòng phải ra quyết định thu hồi giải thưởng. Sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng đạo văn đang hoành hành trong đời sống văn hóa, đồng thời cũng nhắc nhở về thái độ ứng xử của giới sáng tạo.

Dư luận lại một phen dậy sóng vì 1 tập thơ vừa được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng có đến 2 bài thơ bị tố cáo sao chép của người khác. Trước những chứng cứ rõ ràng, Hội Nhà văn Hà Nội buộc lòng phải ra quyết định thu hồi giải thưởng. Sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng đạo văn đang hoành hành trong đời sống văn hóa, đồng thời cũng nhắc nhở về thái độ ứng xử của giới sáng tạo.

 

Sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Beren về bản quyền quốc tế, có 2 tổ chức ra đời là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và Trung tâm Bảo về quyền tác giả văn học Việt Nam. Tuy nhiên, 2 trung tâm trên chỉ đơn thuần làm việc thu tiền tác quyền dùm tác giả, chứ không có động thái tích cực trong quá trình xác lập tác quyền và minh bạch tác quyền.

Tác giả đầu tiên ở Việt Nam đã dấn thân vào cuộc chiến tác quyền là nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Hơn 20 năm trước, khi bộ phim “Hải đường trắng” với kịch bản của Nguyễn Mạnh Tuấn được công chiếu chẳng bao lâu, có kẻ đã dựa theo nội dung trên màn ảnh viết lại một kịch bản khác và đòi tranh chấp tác quyền. Để chứng minh kịch bản do mình sáng tác và lấy lại danh dự, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đã phải mất 7 năm theo đuổi vụ kiện. Bài học của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn khiến đến nay vẫn chưa có thêm tác giả nào dám mạnh dạn đưa ra tòa án khi tác phẩm của mình bị sao chép. Tất cả chỉ giải quyết kiểu lời qua tiếng lại và sau đó rơi vào im lặng. Phải chăng, đã đến lúc phải thay đổi nhận thức về tác quyền để hướng tới một nền kinh tế tri thức và một xã hội văn minh?

Vụ tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội bị phanh phui đạo thơ là thí dụ đau đớn cho những người cầm bút. Bởi lẽ khi bị vạch trần sự thật, nữ tác giả kia vẫn quanh co chối tội và đưa ra nhiều chiêu trò lấp liếm hành vi khuất tất. Đạo văn có thể tha thứ, nhưng biết nhận lỗi và biết xin lỗi mới là điều công chúng cần nhìn thấy một cách rõ ràng và sòng phẳng.

Đạo thơ quả là bẽ bàng. Thế nhưng, còn những chuyện đạo các công trình khoa học để lấy học hàm, học vị và thăng quan tiến chức, vẫn còn thách thức sự liêm chính của cộng đồng.

Các tin khác