Biến tướng lễ hội

Cảnh chen lấn nơi đình chùa, ném tiền lẻ nơi thờ tự, mua bán nơi tôn nghiêm… đang gây nhức nhối dư luận. Tập tục được lưu truyền vốn tốt đẹp đã bị tâm lý trục lợi của một bộ phận kém ý thức đẩy không khí lễ hội vào cảnh nhem nhuốc. Đành rằng, bái vọng tổ tiên và thần thánh mang lại niềm tin cho cộng đồng. Tuy nhiên, không thể nhân danh nền văn minh lúa nước để bùng phát các loại lễ hội gây lãng phí vật chất và lãng phí thời gian. Nếu không có giải pháp quy hoạch một cách tử tế, trong một tương lai không xa, lễ hội bỗng dưng trở thành một gánh nặng cho xã hội.

Nhìn lại tháng Giêng vừa trôi qua, điều ai cũng dễ dàng nhận thấy là sự nở rộ của các loại lễ hội. Sự no ấm dần lên đang khiến những sắc màu văn hóa càng đa dạng trong cuộc sống. Thế nhưng, kinh tế thị trường cũng phơi mặt một bộ mặt khác, hành vi phô diễn thiếu kiềm chế đã làm nhiều lễ hội bị biến tướng.

Cảnh chen lấn nơi đình chùa, ném tiền lẻ nơi thờ tự, mua bán nơi tôn nghiêm… đang gây nhức nhối dư luận. Tập tục được lưu truyền vốn tốt đẹp đã bị tâm lý trục lợi của một bộ phận kém ý thức đẩy không khí lễ hội vào cảnh nhem nhuốc. Đành rằng, bái vọng tổ tiên và thần thánh mang lại niềm tin cho cộng đồng. Tuy nhiên, không thể nhân danh nền văn minh lúa nước để bùng phát các loại lễ hội gây lãng phí vật chất và lãng phí thời gian. Nếu không có giải pháp quy hoạch một cách tử tế, trong một tương lai không xa, lễ hội bỗng dưng trở thành một gánh nặng cho xã hội.

Ngoài chuyện hương khói khấn lạy, lễ hội còn thu hút khách thập phương bởi các trò chơi dân gian. Đáng tiếc, sới chọi gà không khác gì chỗ cá độ dung túng những con bạc ham hố đỏ đen sát phạt. Còn sân chọi trâu không còn vẻ đẹp mà bao đời cha ông gìn giữ.

Nói về chọi trâu, thì lễ hội Hải Lựu là sân chơi cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Trâu chọi ở Hải Lựu được cả xóm, cả ấp cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện mà tạo mối gắn bó nghĩa tình với nhau. Người dân Vĩnh Phúc vẫn trân trọng câu ca nhắc nhở lễ hội chọi trâu Hải Lựu: “Dù ai đi đâu, ở đâu/ Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu”.

Xếp sau Hải Lựu, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng khá hấp dẫn công chúng. Có vẻ muốn nhân rộng mô hình lễ hội đặc sắc này, huyện Phúc Thọ - Hà Nội cũng gầy dựng sàn chọi trâu dịp Xuân Giáp Ngọ. Các con trâu được chọi ở sân vận động huyện và được… giết mổ ngay nhà văn hóa huyện. Thuở xưa, kết thúc lễ hội chọi trâu, con trâu thắng được rước giải về đình làm lễ tế thần. Còn bây giờ con trâu thắng hay con trâu thua đều bị xẻ thịt ngay khi chọi xong. Tương truyền ăn thịt trâu chọi sẽ gặp may mắn, nên giá thịt trâu ở lễ hội còn đắt hơn giá thịt bò nhập khẩu. Địa điểm chọi trâu không khác gì lò giết mổ công khai, thì phẩm chất văn hóa lễ hội cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Các tin khác