Y tế và Bảo hiểm xã hội 'đá nhau'

Bệnh nhân phải trả thêm tiền

Cụ thể, bệnh nhân đến điều trị nội trú (trái tuyến) tại 19 bệnh viện (BV) hạng 1 của TP.HCM thay vì được hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh BHYT (theo quy định BV tuyến tỉnh) thì chỉ được chi trả 40% (theo quy định BV tuyến T.Ư). Bất hợp lý này kéo dài từ đầu năm 2016 đến nay. Phía BHXH khẳng định mình đúng, trong khi ngành y tế nói “BHXH hiểu sai, làm sai”.

(ĐTTCO) - 19 bệnh viện hạng 1 tại TP.HCM được Bộ Y tế phân công làm nhiệm vụ tuyến cuối (về chuyên môn) 'bỗng nhiên' bị BHXH phân loại thành “tuyến T.Ư” khiến người bệnh mất trắng 20% chi phí điều trị.

Cụ thể, bệnh nhân đến điều trị nội trú (trái tuyến) tại 19 bệnh viện (BV) hạng 1 của TP.HCM thay vì được hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh BHYT (theo quy định BV tuyến tỉnh) thì chỉ được chi trả 40% (theo quy định BV tuyến T.Ư). Bất hợp lý này kéo dài từ đầu năm 2016 đến nay. Phía BHXH khẳng định mình đúng, trong khi ngành y tế nói “BHXH hiểu sai, làm sai”.

Trả lời Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Trưởng phòng Nghiệp vụ giám định BHYT 1 (BHXH TP.HCM), cho rằng “hiện không có thông tư nào quy định BV tuyến cuối là tuyến tỉnh”. Thông tư 43 năm 2013 của Bộ Y tế quy định các BV hạng 1 trực thuộc Sở Y tế được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là BV tuyến cuối tuyến chuyên môn kỹ thuật được xem là tuyến T.Ư. Bộ Y tế có văn bản giao 19 BV của Sở Y tế TP là BV tuyến cuối (T.Ư) nên các BV này chỉ được cho bệnh nhân hưởng 40% chi trả BHYT.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Phó phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế TP.HCM), khẳng định Thông tư 43 chỉ áp dụng phê duyệt danh mục kỹ thuật. Còn Thông tư 40 mới áp dụng cho đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến. Công văn hướng dẫn thực hiện Thông tư 40 ghi rõ: BV chuyên khoa, viện, viện y học cổ truyền không có phòng khám chuyên khoa vẫn được xếp vào tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh BHYT.

Bệnh nhân điều trị nội trú trái tuyến tại các BV hạng 1 của TP.HCM hiện được chi trả 40% BHYT.
Bệnh nhân điều trị nội trú trái tuyến tại các BV hạng 1 của TP.HCM hiện được chi trả 40% BHYT.

“Câu từ rất rõ, nhưng BHXH TP.HCM lại nghĩ và hướng dẫn BV như vậy, khiến các BV không biết làm thế nào đúng, thế nào sai?”, bà Thoa nói và cho rằng: “Dù là tuyến T.Ư hay tuyến tỉnh thì các BV không ảnh hưởng mà ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Chúng tôi bảo vệ người bệnh dựa trên cơ sở pháp lý. Rất mong BHXH TP xem xét lại và khẩn trương trả lời cho Sở Y tế TP về tuyến chuyên môn kỹ thuật”.

Sau nhiều ngày yêu cầu BHXH TP trả lời không có kết quả, mới đây TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP có công văn gửi thẳng cho Bộ Y tế để đòi quyền lợi cho bệnh nhân.

Ông bức xúc: “Đáng lẽ người dân TP.HCM được hưởng BHYT nội trú trái tuyến là 60% tại các BV chuyên khoa, nhưng BHXH chỉ chi trả 40%. Chúng tôi báo và đề nghị Bộ Y tế làm việc với BHXH VN để có chỉ đạo, không để người bệnh bị thiệt thòi vô lý”.

Ông Lê Văn Khảm, Phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết Vụ vừa có công văn gửi Sở Y tế và BHXH TP.HCM, trong đó nêu rõ: Việc BHXH TP có văn bản thông báo cho cơ sở khám, chữa bệnh tại TP.HCM, trong đó có đề cập việc BHXH áp dụng mức thanh toán cho các BV của TP.HCM như tuyến T.Ư trong chi trả BHYT cho người bệnh là không phù hợp với các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, gây thiệt thòi cho bệnh nhân BHYT, vì đây chỉ là phân tuyến về chuyên môn kỹ thuật.

Các tin khác