Ái ngại học trò nói tục

Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa tổ chức hội thảo Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội. Mục đích nhằm uốn nắn và chấn chỉnh tình trạng học sinh nói tục, hỗn hào, xấc xược, hung hăng. Dù hơi muộn, nhưng hình thức tư vấn tâm lý học đường ra đời, cũng là một chuyển biến tích cực, nếu không muốn màu áo trắng sân trường ngày càng lấm lem. Muốn trả lại môi trường trong sạch cho học sinh phát triển lành mạnh, người lớn phải thành thật thú nhận với nhau: nhiều năm qua chúng ta đã quá xem thường việc rèn luyện đạo đức cho học sinh.

Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa tổ chức hội thảo Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội. Mục đích nhằm uốn nắn và chấn chỉnh tình trạng học sinh nói tục, hỗn hào, xấc xược, hung hăng. Dù hơi muộn, nhưng hình thức tư vấn tâm lý học đường ra đời, cũng là một chuyển biến tích cực, nếu không muốn màu áo trắng sân trường ngày càng lấm lem. Muốn trả lại môi trường trong sạch cho học sinh phát triển lành mạnh, người lớn phải thành thật thú nhận với nhau: nhiều năm qua chúng ta đã quá xem thường việc rèn luyện đạo đức cho học sinh.

Câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, học hậu văn” vẫn được trao nghiêm trang ở các cơ sở giáo dục, nhưng không ai ngó ngàng đến chăng? Dĩ nhiên, bất cứ nhà nghiên cứu giáo dục nào cũng dễ dàng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc trong lối sống học sinh như tác động của mặt trái cơ chế thị trường, căng thẳng trong học tập, xung đột trong quan hệ xung quanh, lúng túng trong định hướng nghề nghiệp, và cả các tác động từ mạng internet… Chỉ có điều, những tác động ấy không phải do chính học sinh gây ra.

Trước đây, nói tục cũng có, nhưng không phổ biến trong học đường. Đáng tiếc, bây giờ từ tiểu học lên đến đại học, nói tục ngày càng khủng khiếp. Đó là một biểu hiện đổ vỡ văn hóa, khi học đường không còn là một ốc đảo bình yên giữa cuộc đời đang dập dồn sóng gió. Theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục-Đào tạo, tâm lý học sinh đang ở mức báo động: "Nhẹ thì chán, bỏ học, nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, tự tử. Một số học sinh dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, nghiện game, rượu bia, thậm chí ma túy, mại dâm, sống buông thả". Như vậy, việc thành lập phòng tư vấn tâm lý cho học sinh trong mỗi cơ sở giáo dục là cần thiết. 

Muốn đẩy lùi tình trạng nói tục và những biểu hiện đáng âu lo khác ở học sinh, nhất định phải quay về nền tảng dạy dỗ con người. Đừng rao giảng những điều khô khan và sáo rỗng nữa, hãy khơi gợi cho học sinh sự yêu thương, ngay thẳng, can đảm… để tự đề kháng trước những nhiễu nhương. Và cách hữu hiệu nhất là tạo không khí chan hòa để học sinh thấy rằng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.  

Các tin khác