Nhà ở Nhà nước trưng dụng, mượn dùng

Hỏi: - Năm 1955, gia đình tôi đã mua và sở hữu 1 căn nhà trên đường Đề Thám, quận 1, TPHCM. Sau giải phóng, Nhà máy cơ khí Kim Tinh đã mượn ngôi nhà này, trưng dụng làm chổ ở cho cán bộ công nhân viên. Từ năm 1980 đến nay, gia đình tôi đã làm nhiều văn bản gửi các cơ quan chức năng để đòi lại nhà nhưng chưa được. Xin hỏi, trường hợp của tôi pháp luật quy định như thế nào? Chúng tôi có đòi lại được ngôi nhà của mình hay không?

Hỏi: - Năm 1955, gia đình tôi đã mua và sở hữu 1 căn nhà trên đường Đề Thám, quận 1, TPHCM. Sau giải phóng, Nhà máy cơ khí Kim Tinh đã mượn ngôi nhà này, trưng dụng làm chổ ở cho cán bộ công nhân viên. Từ năm 1980 đến nay, gia đình tôi đã làm nhiều văn bản gửi các cơ quan chức năng để đòi lại nhà nhưng chưa được. Xin hỏi, trường hợp của tôi pháp luật quy định như thế nào? Chúng tôi có đòi lại được ngôi nhà của mình hay không?

Thái Thị Ngọc Xuyến (quận 1, TPHCM)

Trả lời: - Qua trình bày và hồ sơ kèm theo, nhà của bà được điều chỉnh bởi các nghị quyết của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 1-7-1991. Theo Điều 2, Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội, nhà của bà không thuộc diện Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân. Căn nhà của bà được điều chỉnh bởi Nghị quyết 755/ 2005/ NQ-UBTVQH11 ngày 2-4-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết 23/2003/QH11 mà cơ quan nhà nước đã trưng dụng có thời hạn, thì UBND cấp tỉnh giao lại nhà ở đó cho chủ sở hữu.

Qua phân tích trên, căn nhà của bà thuộc diện được Nhà nước trả lại. Bà cần làm đơn (kèm theo hồ sơ về sở hữu căn nhà) gửi Chủ tịch UBND TPHCM (theo quy định tại Điều 7, Nghị định 127/2005/NĐ-CP ngày 10-10-2005 của Chính phủ) để Chủ tịch UBND TPHCM ra quyết định giao lại nhà ở cho bà.

Các tin khác