Điều kiện và thủ tục yêu cầu giám đốc thẩm bản án về đất đai

(ĐTTCO) - Hỏi: - Tôi có phần đất diện tích 15.660m2 do cha mẹ cho. Gia đình tôi đã canh tác từ năm 1982 đến nay, sử dụng ổn định. Năm 1990, thửa đất được cấp sổ đỏ, gồm đất ở, đất vườn và đất nông nghiệp. Thời kỳ trước dùng trồng lúa, có mương nước rộng khoảng 1m, dài gần 100m. Khi chuyển qua nuôi tôm do thuyền máy di chuyển nhiều nên đất bị lở, con mương nay rộng 4m. Tôi khẳng định lâu nay tôi cho các hộ dân bên trong sử dụng con mương là vì tình làng nghĩa xóm, chứ không phải con mương này là của công cộng. Năm 2014, tôi không cho các hộ nuôi tôm sử dụng con mương nữa. Các hộ dân khởi kiện tôi ra tòa. Bản án sơ thẩm số 86 ngày 16-7-2015 của Tòa án TP Cà Mau và bản án phúc thẩm số 84 ngày 26-4-2016 của Tòa án tỉnh Cà Mau đều tuyên buộc tôi phải giao cho các hộ dân sử dụng một đường cấp thoát nước có chiều ngang 2m, dài 100m, với giá 20 triệu đồng. Đất của tôi, vì sao bị buộc phải chuyển nhượng với giá rẻ? Tôi chỉ đồng ý cho thuê đất giá 15 triệu đồng/năm. Thế nhưng bản án phúc thẩm đã

(ĐTTCO) - Hỏi: - Tôi có phần đất diện tích 15.660m2 do cha mẹ cho. Gia đình tôi đã canh tác từ năm 1982 đến nay, sử dụng ổn định. Năm 1990, thửa đất được cấp sổ đỏ, gồm đất ở, đất vườn và đất nông nghiệp. Thời kỳ trước dùng trồng lúa, có mương nước rộng khoảng 1m, dài gần 100m. Khi chuyển qua nuôi tôm do thuyền máy di chuyển nhiều nên đất bị lở, con mương nay rộng 4m. Tôi khẳng định lâu nay tôi cho các hộ dân bên trong sử dụng con mương là vì tình làng nghĩa xóm, chứ không phải con mương này là của công cộng. Năm 2014, tôi không cho các hộ nuôi tôm sử dụng con mương nữa. Các hộ dân khởi kiện tôi ra tòa. Bản án sơ thẩm số 86 ngày 16-7-2015 của Tòa án TP Cà Mau và bản án phúc thẩm số 84 ngày 26-4-2016 của Tòa án tỉnh Cà Mau đều tuyên buộc tôi phải giao cho các hộ dân sử dụng một đường cấp thoát nước có chiều ngang 2m, dài 100m, với giá 20 triệu đồng. Đất của tôi, vì sao bị buộc phải chuyển nhượng với giá rẻ? Tôi chỉ đồng ý cho thuê đất giá 15 triệu đồng/năm. Thế nhưng bản án phúc thẩm đã có hiệu lực, tôi phải làm sao?

Trần Văn Hoàng (Ấp Hòa Đông, xã Hòa Tân, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau)

Trả lời: - Theo đơn ông trình bày, 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011 - BLTTDS), giám đốc thẩm là xét lại bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Theo Điều 288 BLTTDS, thời hạn kháng nghị là 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, vụ việc của ông vẫn còn trong thời hạn kháng nghị.

Ông cần làm đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm (kèm theo các bản án và hồ sơ) gửi TAND Cấp cao tại TPHCM và Viện kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TPHCM. Các cơ quan này sẽ xem xét lại các bản án và nếu thấy có đủ điều kiện sẽ thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị theo quy định. Sau khi có kháng nghị của người có thẩm quyền, vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.

Các tin khác