Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ

(ĐTTCO) - Từ sau thời Tần-Hán, Rồng (Long) là hình tượng cao sang quyền lực của đức Vua và Phượng là Hoàng hậu cùng các phi tần. Đến thời Nguyên, Minh mới chấm dứt, chỉ dành nghi biểu Phượng cho riêng Hoàng hậu.
 Cụ Vương Hồng Sển viết cuốn “Phong lưu cũ mới”, đã bật mí cho người chơi đồ cổ biết hình tượng Phượng người được Trung - Nhật lấy từ chim Trĩ Việt Faisan Ocellé (Rheinardia Ocellata, theo GS Hachisuka), Phượng vẽ đuôi có 12 lông tượng trưng 12 tháng trong năm, nếu thấy 13 lông thì Phượng được vẽ vào năm nhuận theo âm lịch. Phượng được vẽ cùng hoa mẫu đơn, cả hai đều tượng trưng người đàn bà đẹp. 
Nhật Bản tiếp nhận văn minh Trung Hoa, Rồng gắn liền tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa dân gian, ngoại trừ thời kỳ Minh Trị (1868-1912) đưa Rồng trở thành biểu tượng Hoàng gia cùng với Phượng, Sư tử, Rùa và Hoa cúc. Rồng Nhật 3 móng khác Trung Hoa 5 móng và đa phần thân rắn mang tính chất biển cả. Hō-ō là cách người Nhật gọi Phượng hoàng (鳳凰). 
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 1
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 2
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 3
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 4
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 5
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 6
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 7
Rồng - Phượng trên bảo vật gốm cổ ảnh 8

Các tin khác