Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang

(ĐTTCO) - Sau pháp nạn Phật giáo “Thần - Phật phân ly” (1868-1872) do áp dụng “Vương chính phục cổ” nhằm khôi phục Thần đạo khá cực đoan, Thiên Hoàng Minh Trị tích cực truyền bá văn hóa tâm linh ra thế giới qua con đường xuất khẩu thủ công mỹ thuật đa dạng và tinh xảo. 
Những ngôi đền Thần đạo và danh lam cổ tự tại Thủ phủ Edo-Tokyo và cố đô Kyoto, được các nghệ nhân khắc họa bằng phép vẽ nhũ vàng trên gốm Satsuma rất thành công, xứng đáng tuyệt phẩm trân tàng.
Hơn 200 năm liên tục thực hiện chính sách Tỏa quốc (鎖国, Sakoku) và Hải cấm (海禁 Kaikin), Tướng quân thứ 13 Tokugawa Lesada (徳川 家定) cuối cùng phải ký Hiệp ước Kanagawa (神奈川条約), nhượng bộ mở cửa giao thương với phương Tây dưới áp lực tàu đồng đại bác của Mỹ. Bước ngoặt lớn trong lịch sử Nhật Bản ngày 31-3-1854, đã dần đưa quyền lực về lại cho Thiên hoàng Minh Trị (1868-1912).
Tỏa quốc nhằm loại bỏ thế lực tôn giáo và thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đe dọa hòa bình trên quần đảo và sự ổn định của chế độ, Mạc phủ (幕府, Bakufu) tiến hành tiếp chính sách “Thần - Phật kết hợp” đưa Phật giáo phát triển đến đỉnh cao, hòa vào nếp thờ Thần đạo bản địa và có vị trí như quốc giáo.
Chính quyền Bakufu chỉ cho phép thương nhân phương Tây duy nhất là Công ty Đông Ấn (Hà Lan) được buôn bán ở Nhật Bản, và chọn Vương quốc Lưu Cầu (琉球諸島, Ryūkyū-shotō) - một vương triều bán độc lập thời Edo, làm cửa khẩu giao thương quan trọng nhất đặt dưới do gia tộc Shimazu vùng Satsuma kiểm soát chặt chẽ. Gốm Satsuma đóng vai trò sứ giả tiên phong mang thông điệp Phật giáo đến Âu Mỹ sớm nhất.
Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang ảnh 1 Đĩa vẽ góc sinh hoạt Phật giáo tại Chùa Rinno (đường kính 31cm), mô tả cảnh sinh hoạt của sư tăng với  đại chúng, đủ “nam phụ lão ấu” và bầy khỉ hiếu động như tâm trí. Mặt sau vẽ thổ cẩm những con bướm tuyệt sắc ẩn trong là dưới mặt trời tưới tắm hoa rực rỡ, với hai triện nghệ nhân xuất sắc bậc nhất dòng gốm Kyo-Satsuma.
Đĩa Bách hoa vẽ lục cảnh (đường kính lớn 42cm), áp dụng lối vẽ theo lối Tây phương, chia nhỏ không gian ước lệ, người thợ gốm mô tả được 6 kỳ quan các Đền thờ và chùa cổ cực sắc nét giới thiệu tâm linh Nhật Bản, về sau đều được Unesco tấn phong di sản, với những tiểu cảnh:
Núi Phú Sĩ (富士山, Fujisan) là ngọn núi lửa hình chiếc nón, cao nhất nước Nhật (3.776m), là ngọn núi thiêng và là biểu tượng may mắn, tốt lành, thuộc vùng trà Shizuoka nổi tiếng. Dưới chân núi có cầu Hōrai (蓬莱橋 Hōrai-bashi) bắc qua sông Ōi (大井川 Ōi-gawa) là cây cầu gỗ dài nhất thế giới được xây từ năm 1879.
Chùa Thanh Thủy (清水寺 Kiyomizu-dera) phía Đông Kyōto, được xây dựng vào đầu thời kỳ Nara (năm 778) và xây dựng lại từ năm 1633 theo lệnh của Tướng quân thứ 3 Tokugawa Lemitsu  (川家光).Chùa dựng bằng gỗ bách cổ thụ và ban công khiến ngôi chùa trông như được treo lơ lửng trên không gian.
 Cầu Kintai (錦帯橋) được gọi là "cây cầu không có dòng chảy", thể hiện kỹ thuật lắp ráp gỗ đặc biệt gồm 5 vòm đẹp bắc qua sông Nishiki (錦川), được xây dựng hoàn tất vào năm 1673 bởi lãnh chúa Kikkawa Hiroyoshi (吉川広嘉), vùng Iwakuni.
Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang ảnh 2
Chùa Vàng/ Kim Các tự (金閣寺, Kinkaku-ji) hay chùa Vườn Nai/ Lộc Uyển Tự (鹿苑寺, Rokuon-ji), được xây năm 1397 để làm nơi an trí Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu (足利 義満). Được con trai ông chuyển thành chùa Vàng giữ nguyên thủy kiến trúc và nổi tiếng thế giới.
Đền Thần xã Itsukushima (厳島神社), là đền thờ ở biển đảo Miyajima hiếm hoi trên thế giới, nơi quy định “không có sự sinh và cũng không có cái chết được tồn tại” bởi phụ nữ đến gần ngày sinh buộc phải rời đảo, còn người già, người đau ốm cũng không được phép ở lại. Đặc trưng đền Thần xã có cổng Torri mái vòm màu đỏ rực rỡ soi xuống màu sắc của sóng thủy triều tạo nên phong cảnh huyền ảo; cổng tự đứng vững bằng chính kết cấu khung, không chôn vào đất, không sử dụng kim loại tôn vinh trình độ xây dựng đạt đến đỉnh cao của người Nhật xứng đáng kỳ quan. 
Đền thờ Nikkō Tōshō-gū (日光東照宮) xếp vào hàng quốc bảo nằm ở giữa, được vẽ nhũ vàng nishiki-de, điểm tô men trắng, đỏ cực đẹp với rừng hoa Anh đào khắp đĩa như kết nối quần thể các danh thắng đẹp nhất Nhật Bản thế kỷ 19.

Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang ảnh 3 Cặp Bình 3D toàn cảnh làng - đền - chùa Nikkō (cao 77cm, đường kính 46cm), đắp nổi nhũ vàng đền và chùa, rừng cây phong, nhân vật trong toàn cảnh sinh hoạt thanh bình, nép sâu trong rừng lá phong mùa thu, lá đổi màu vàng óng hoặc đỏ tươi theo làn không khí lạnh; toàn thân sử dụng kỹ thuật trượt dán moriage tạo không gian sâu thẳm. 
Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang ảnh 4 Dĩa Châm lửa hỏa đàn toái thân xá lợi (đường kính 31cm), mô tả cảnh 10 đại đệ tử Phật và Thi-bà-la (Sīvali, Tài lộc đệ nhất /Phước đức đệ nhất) cung kính chiêm bái xá lợi Phật trên đài sen trang nghiêm mà tương truyền Tôn giả Đại Ca Diếp (摩訶 迦葉,Mahākassapa) bắt ấn Tam muội để châm lửa hỏa đàn trong lễ trà tỳ. Lửa tánh vốn chân không, Hoa sen bất nhiễm và bậc thượng tu dùng sức hỏa quang tam muội
để thành A La Hán.  
Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang ảnh 5 Cặp bình hoa vẽ đặc tả cảnh “Di Hòa Viên” của Nhật Bản (cao 22cm), gồm cụm di tích “Nikko - hai đền một chùa” giữa rừng bách xanh và anh đào nở rộ, bao gồm: Đền thờ Nikkō Tōshō-gū bằng gỗ chạm trổ tinh xảo, hoàn tất vào 1617, chính là lăng mộ Tướng quân Tokugawa Ieyasu  (徳川家康), người được thần thánh hóa thần của đạo Shinto. Bên cạnh là tòa tháp 5 tầng Gojūnotō (五重塔) đậm nét kiến trúc Phật Nhật. 
Đền Thần đạo Futarasan jinja  (二荒山神社) do Shōdō shōnin (勝道上人) lập năm 767, đặc trưng có cầu gỗ cong Shinkyō (神橋) đỏ rực bắc qua đôi bờ vách đá rất mạnh mẽ.
Chùa Rinno (輪王寺, Rinnōji) là ngôi quan trọng nhất của làng-đền-chùa Nikkō, với tòa Sanbutsudo (三佛堂, Sando) thiết trí tượng phật A Di Đà và Quan Âm ngàn tay, Quan Âm đầu ngựa, đính bằng vàng là nguyên chất. Nơi có nhiều khỉ cư ngụ với bức tượng tam không nổi tiếng.
Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang ảnh 6
Nghệ thuật truyền bá di sản tâm linh xứ Phù Tang ảnh 7 Tô lớn Sơ tổ giảng thiền, bất lập văn tự (đường kính 31cm, cao 12cm), tô vẽ kín trong ngoài có chung cảnh Tôn giả Ca Diếp thân hình sắc vàng, mặc đại y Tăng-Già-lê (僧伽梨) đang giảng thiền giữa đồng trống, bên ngoài thành trì và những ngôi chùa lớn được dựng kiên cố.

Các tin khác