Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma

(ĐTTCO) - Nhật Bản được biết đến là xứ sở hoa Anh đào, vì đó là biểu trưng tinh thần người Nhật thượng võ, coi sự sống và cái chết nhẹ nhàng như những cánh hoa tinh khiết rơi tự nhiên trong vườn nhà, bên ruộng cải hay giữa chiến trường, nên nó đậm nét quốc hồn. 
(ĐTTCO) - Nhật Bản được biết đến là xứ sở hoa Anh đào, vì đó là biểu trưng tinh thần người Nhật thượng võ, coi sự sống và cái chết nhẹ nhàng như những cánh hoa tinh khiết rơi tự nhiên trong vườn nhà, bên ruộng cải hay giữa chiến trường, nên nó đậm nét quốc hồn. 
Tuy nhiên, hoa cúc mới được pháp luật và hoàng gia công nhận là Quốc hoa chính thức. Hoàng gia huy Cúc Văn (菊紋) hay Cúc Ngự Văn (菊の御紋), Cúc Hoa Văn Chương (菊花紋) mang hình hoa cúc có 16 cánh xếp xen kẽ nhau, dưới dạng những vân tròn mang ý nghĩa chiếu sáng, tức đại diện cho xứ Mặt trời mọc. 
Hoa Anh đào (桜,Sakura) và Cúc (菊, Kiku) đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và được mang vào Nhật thế kỷ thứ 8. Riêng hoa cúc Trung Hoa mang hình tượng quân tử: “Diệp bất li chi, hoa vô lạc địa - Lá khô không lìa cành, hoa tàn không rơi xuống đất”, lại được người Nhật giành quyền phát hiện ra từ 5.000 năm trước Tây lịch.
Theo huyền sử, hoa cúc có liên quan đến hai vị thần khai sáng nước này là vợ chồng ông bà Izanagi và Izanami. Vợ chết, Izanagi một mình đi xuống địa ngục để tìm lại vợ nhưng thất bại đã trẫm mình xuống sông, chuỗi vòng ngọc của Izanagi biến thành hoa cúc linh thánh. Hoa cúc từ đó có mặt trên các cửa chính đền Thần đạo (神道, Shintō).
Từ thời Bình An (平, Heian, 794-1185), hoa cúc được trồng trong cung điện và phủ đệ quý tộc. Cúc biểu tượng cho uy quyền trường tồn, phúc hậu, đầy đặn và làm dược thảo chữa bệnh nên còn gọi là hoa Cát Tường, hàm nghĩa giàu sang quyền quý. Lạ ở chỗ, mỗi hoa cúc như được tạo thành bởi hai hoa riêng biệt với những cánh nhụy là một hoa, được bao bọc bởi ray của một hoa khác.
Cúc Ngự văn xuất hiện và thịnh hành từ thời Nam-Bắc triều (南北朝- Nanboku-chō, 1336-1392). Do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ (後醍醐, 1288-1339) quá tin tưởng thủ hạ, không trực tiếp xử lý triều chính nên mất quyền vào tay Mạc phủ Ashikaga Takauji (足利尊氏, 1305-1358) và phải chịu lưu đày.
Thế nhưng, ông vẫn sử dụng huy trưng hoa cúc hoàng gia 17 cánh để phân biệt với huy trưng 16 cánh của Thiên hoàng Quang Nghiêm (光厳, 1313-1364) Bắc triều. Thiên hoàng chính thống nắm giữ đế quyền thuộc dòng Nam triều, tuy nhiên Minh Trị (明治, 1852-1912) lại ban dùng quốc huy cúc văn 16 cánh cho nền quân chủ lập hiến.
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 1
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 2
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 3
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 4
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 5
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 6
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 7
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 8
Cúc Ngự Văn trên dòng gốm Gosu Blue - Imperial satsuma ảnh 9

Các tin khác