Biểu tượng vương quyền trên những bát trà

(ĐTTCO) - Phương Tây biết đến đạo Phật, thiền Zen và uống trà hoàn toàn nhờ người Nhật. Năm 1906, Okakura Kakuzō (岡倉 覚三, 1862-1913) xuất bản cuốn Trà Thư bằng tiếng Anh (The Book of Tea, 茶之書) nổi tiếng ở Mỹ, để phản đối câu nói "Đông là Đông, Tây là Tây, không bao giờ gặp nhau" của Ruyard Kipling (1865-1936). 
(ĐTTCO) - Phương Tây biết đến đạo Phật, thiền Zen và uống trà hoàn toàn nhờ người Nhật. Năm 1906, Okakura Kakuzō (岡倉 覚三, 1862-1913) xuất bản cuốn Trà Thư bằng tiếng Anh (The Book of Tea, 茶之書) nổi tiếng ở Mỹ, để phản đối câu nói "Đông là Đông, Tây là Tây, không bao giờ gặp nhau" của Ruyard Kipling (1865-1936).
Và với mong muốn dùng Trà nối Đông và Tây, “nhân loại có thể gặp nhau trong một chén trà”, Trà Thư đã cho thế giới biết nền văn hóa trà đạo Nhật Bản vượt trên cả Trung Quốc có từ thời Trà Kinh của Hồng Tiệm Lục Vũ (季疵, 733-804).
Trà đạo Nhật Bản bắt đầu được thiết lập dưới sự chủ trì của Tướng quân thứ 8 Ashikaga Yoshimasa (足利 義政, 1436-1490) - người ưa chuộng trản trà Nam Tống, đến nỗi trở thành người sáng chế nghệ thuật vá vàng Kintsugi (金継ぎ) cho bát trà vỡ.
Cuối thế kỷ 16, Trà đạo tiếp tụcđược Thiền sư Senno Rikyu (千利休, 1522-1591) hoàn thiện và cải cách thành bát trà Chawan, sau cuộc chiến tranh gốm sứ do tướng quân Toyotomi Hideyoshi (豊臣 秀吉, 1537-1598) phát động và phong Thiền sư làm Trà sư đầu tiên. Thời kỳ Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đã thực sự hoàn thiện và phát triển rộng khắp ra mọi giai tầng xã hội. 
Trong Trà đạo Nhật Bản, bát trà Chawan bằng gốm trở thành báu vật của người thưởng trà. Nó được quý như sinh mạng bất chấp chiếc Thố-bì-trản có hình xù xì, men chảy đùn như những giọt nước mắt thất quốc tủi nhục của trí thức Nam Tống; những chiếc Tenmoku Phúc Kiến hỏa biến, men tro lông thỏ, men giọt dầu với dáng khum úp như đống phân khô của Thiền tăng khi du học Phật Pháp đã mang về; hay từ vài chiếc trản trà Chu Đậu thời nhà Mạc An-Nam xuất khẩu, được Mạc Phủ trân quý đến những chén trà lộng lẫy vương giả thời Minh Trị (1868-1912) mượn con đường gốm Satsuma để truyền bá văn hóa đỉnh cao của người Nhật ra thế giới.
Biểu tượng vương quyền trên những bát trà ảnh 1
Biểu tượng vương quyền trên những bát trà ảnh 2
Biểu tượng vương quyền trên những bát trà ảnh 3
Biểu tượng vương quyền trên những bát trà ảnh 4
Biểu tượng vương quyền trên những bát trà ảnh 5
Biểu tượng vương quyền trên những bát trà ảnh 6

Các tin khác