VN đối mặt với vấn đề thâm dụng lao động

(ĐTTCO)-Hội nghị Việt Nam Summit 2016, các đại biểu đánh giá Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức giải quyết việc làm lượng lớn lao động có tay nghề thấp.

(ĐTTCO)-Hội nghị Việt Nam Summit 2016, các đại biểu đánh giá Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức giải quyết việc làm lượng lớn lao động có tay nghề thấp.

 

Ngày 3/11, Bộ Ngoại giao và Tạp chí Economist của Anh tổ chức Hội nghị Việt Nam Summit 2016 với chủ đề: “Tương lai thuận buồm xuôi gió?”. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh.

Tại hội nghị tập, các đại biểu tập trung trao đổi các vấn đề về Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu thì làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Tại đây, một số đại biểu cho rằng thời gian qua, kinh tế Việt nam tăng trưởng nhanh nhờ vào nguồn lao động giá rẻ, nguồn vốn, sản phẩm nông nghiệp số lượng nhiều... Lợi thế này, không còn phát huy trong thời gian tới mà phải dựa vào nền tảng kinh tế tri thức và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khi áp dụng áp dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức là giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động có tay nghề thấp. Mỗi năm Việt Nam phải giải quyết việt Nam cho 1,5 triệu lao động. Hiện nay, 87% lao động đang làm việc ở ngành dệt may và giày da chủ yếu là lao động giản đơn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết: hiện nay nông nghiệp Việt Nam đang sử dụng gần 70% lao động và Việt Nam có tham vọng giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này xuống 40% trong thời gian tới bằng phát triển nông nghiệp sẽ sử dụng công nghệ cao. Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới thì Việt Nam sẽ chuyển dịch lao động, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu tài chính, ngân hàng. Trong đó, một trong những giải pháp đột phá là tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, “việc phát triển đại học trình độ cao trong thời gian tới tập trung nâng cao chất lượng dạy nghề. Việt Nam sẽ nâng cao trình độ nghề, đồng thời mở rộng ngành nghề, kết hợp lao động tự động hóa và tay nghề đơn giản… Đổi mới giáo dục là đổi mới một cách toàn diện và triệt để.”.

Các tin khác