Trung tâm thương mại của ai?

Thực tế vào những giờ cao điểm, người người, nhà nhà đến các TTTM đa phần để giải trí, ăn uống và mua thực phẩm, còn những cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm, nữ trang… dù có nhiều chương trình giảm giá cũng không thu hút được khách hàng. Bởi lẽ những sản phẩm này giá bán vẫn khá cao so thu nhập của phần đông khách đến. Hiện nay chiến lược của các nhà bán lẻ vẫn chưa dừng lại. Theo kế hoạch đến năm 2020, AEON sẽ xây 20 TTTM ở Việt Nam, còn Lotte sẽ có 60 TTTM. Theo dự báo, kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng lên 45%, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, TTTM tăng lên trên 300 điểm và cửa hàng tiện ích lên đến hàng chục ngàn.

(ĐTTCO) - Có lẽ chưa bao giờ các trung tâm thương mại (TTTM) được đầu tư xây dựng ồ ạt như hiện nay, đặc biệt ở những thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội. Tại TPHCM, nếu như trước đây muốn đến các TTTM người tiêu dùng thường phải đến quận 1, nhưng nay các TTTM tủa ra khắp nơi như Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú… với hình thức mua bán khác xưa rất nhiều.

 

Cách đây 10 năm, sự xuất hiện của Parkson hình thành một mô hình TTTM cao cấp với đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập cao, nay các nhà bán lẻ trong và ngoài nước lại hướng đến mô hình trung bình cao, đặc biệt kết hợp các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống và mua sắm.

Vì vậy nên trong khi Parkson phải lặng lẽ đóng cửa dần một số trung tâm của mình do vắng khách, thì những TTTM kiểu mới như Saigon Center, SC Vivo City, AEON, Cresent Mall, Lotte … lại luôn trong tình trạng đông nghẹt khách.

Thực tế vào những giờ cao điểm, người người, nhà nhà đến các TTTM đa phần để giải trí, ăn uống và mua thực phẩm, còn những cửa hàng bán quần áo, mỹ phẩm, nữ trang… dù có nhiều chương trình giảm giá cũng không thu hút được khách hàng. Bởi lẽ những sản phẩm này giá bán vẫn khá cao so thu nhập của phần đông khách đến. Hiện nay chiến lược của các nhà bán lẻ vẫn chưa dừng lại.

Theo kế hoạch đến năm 2020, AEON sẽ xây 20 TTTM ở Việt Nam, còn Lotte sẽ có 60 TTTM. Theo dự báo, kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng lên 45%, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, TTTM tăng lên trên 300 điểm và cửa hàng tiện ích lên đến hàng chục ngàn.

Chiến lược, mục đích của chủ đầu tư khi xây hàng loạt TTTM như vậy để làm gì? Đương nhiên TTTM xây lên không chỉ dành riêng cho hoạt động ăn uống, vui chơi. Câu trả lời chính xác nhất chỉ có những nhà bán lẻ này biết. Nếu nhìn vào 2 thương vụ mua bán đình đám trên thị trường bán lẻ Việt Nam mấy năm qua của Big C (Pháp) và Metro (Đức), việc xây dựng để sang nhượng lại khi gặp thời cơ cũng là điều các nhà bán lẻ tính đến.

Bởi thực tế có những nhà bán lẻ rất muốn mua lại các chuỗi khác để mở rộng hệ thống của mình. Trong lần trao đổi với báo chí cách đây không lâu, phía Lotte cho biết để hoàn thành mục tiêu xây 60 siêu thị và TTTM vào năm 2020, ngoài việc tăng tốc mở điểm mới thì mua bán sáp nhập cũng nằm trong chiến lược của họ. Và nhiều cá mập bán lẻ ngoại cũng đang tỏ rõ ý đồ xâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc mua lại các chuỗi sẵn có.

Chính vì vậy, để xây các TTTM kết hợp nhiều nhu cầu mua sắm, giải trí, ăn uống, các nhà bán lẻ cần một diện tích đất lớn và chọn những vị trí khá đẹp, nơi tập trung đông dân cư. Và khi có trong tay khu đất đẹp đương nhiên mức giá chuyển nhượng không hề thấp.

Còn nhớ thời điểm Big C bán lại thương hiệu cho nhà bán lẻ Thái Lan, nhiều phân tích cho rằng Big C đang kinh doanh rất tốt, doanh thu cao và lợi nhuận rất khủng ở thị trường Việt Nam nên khó để quyết định bán lại. Thế nhưng mọi việc vẫn đã xảy ra, khoản tiền thu về của Big C không hề nhỏ. Hay như câu chuyện của Metro cũng tương tự. Một câu hỏi được đặt ra vì sao các nhà bán lẻ ngoại lại chọn Việt Nam là điểm đến để xây rồi bán với giá hời?

Theo phân tích, dư địa thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất lớn, người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn, thích chi tiêu nhiều hơn. Đặc biệt, các chính sách của Việt Nam, nhất là tại nhiều địa phương vẫn khá ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm thu hút đầu tư.

Việc mua đi bán lại giữa các nhà bán lẻ tại một thị trường không phải vấn đề mới. Nhưng nếu các nhà bán lẻ ngoại bán lại cho các nhà bán lẻ ngoại khác, có lợi hay bất lợi cho Việt Nam là một vấn đề cần được phân tích, luận bàn.

Chỉ thấy rằng sau 2 thương vụ của Metro và Big C mà người mua đều là đại gia Thái Lan, dường như các nhà bán lẻ Việt Nam và cả doanh nghiệp Việt cũng đang gặp khá nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất đang gặp khó, phải cạnh tranh từ đưa hàng vào các siêu thị, cho đến đối đầu khốc liệt trong cuộc chiến với hàng hóa của nước đang làm chủ siêu thị hay TTTM đó. Thế mạnh doanh nghiệp nội địa có còn phát huy trên chính sân chơi ở nước mình?

Các tin khác