Thực sự sáng tạo, dấn thân

(ĐTTCO)-Vấn đề khởi nghiệp và quốc gia khởi nghiệp không hề mới, được lãnh đạo các cấp cũng như truyền thông liên tục nhắc đến. Câu chuyện về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) đã trở nên phổ biến ở khắp nơi, mọi cấp và liên tục được nhắc đến trong thời gian qua. Nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo phát triển, tháng 5-2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ KH-CN đề xuất.

(ĐTTCO)-Vấn đề khởi nghiệp và quốc gia khởi nghiệp không hề mới, được lãnh đạo các cấp cũng như truyền thông liên tục nhắc đến. Câu chuyện về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) đã trở nên phổ biến ở khắp nơi, mọi cấp và liên tục được nhắc đến trong thời gian qua. Nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo phát triển, tháng 5-2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ KH-CN đề xuất.

 

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng, đây là thời điểm thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp nói chung cũng như khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Vấn đề được nhiều người quan tâm đặt câu hỏi rằng, có phải ai cũng khởi nghiệp thành công?

Một thực tế, hệ thống luật pháp của Việt Nam thời gian qua còn thiếu khá nhiều quy định đối với những người tham gia khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo. Ví dụ như việc người làm khởi nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi thất bại sẽ thế nào; ai quản lý ngân sách đó; vấn đề tài chính trong và ngoài nước khi nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào khởi nghiệp ở Việt Nam?

Một vấn đề khác, hiện có các nhà đầu tư muốn đưa tiền vào hệ sinh thái khởi nghiệp. Muốn vậy, phải có cơ chế, chính sách để họ yên tâm đầu tư như các chính sách về thuế ưu đãi…Trong đó, lợi ích mà nhà đầu tư đem tới cho doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ có về mặt tài chính, mà còn là việc tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp khởi nghiệp trên con đường phát triển kinh doanh của mình. Do vậy, mối quan hệ này đòi hỏi sự nỗ lực và thời gian từ cả 2 phía. Khi các quỹ đầu tư chưa vào cuộc, thì vai trò Nhà nước là hết sức quan trọng.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng, Nhà nước cần đầu tư như là “vốn mồi” giúp doanh nghiệp khởi nghiệp lúc đầu. Nhưng phải làm có trọng tâm, trọng điểm, bởi nguồn lực của Nhà nước có giới hạn, nếu làm ồ ạt kiểu phong trào, thì dễ mất trắng, mà không đem lại thành công nào. Mong muốn các bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp sáng tạo thành công, càng nhiều càng tốt, nhưng ông Trương Gia Bình cũng cảnh báo rằng, không phải ai cũng thành công, vì vậy cần có cái nhìn nghiêm túc và đúng đắn, nhiều chiều khi tham gia khởi nghiệp.

Thời gian qua, Chính phủ và Bộ KH-CN cũng như nhiều cơ quan, địa phương đã rất nỗ lực trong việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, việc làm này nếu không có trọng tâm, trọng điểm thì sẽ thiếu hiệu quả.

Với hệ sinh thái khởi nghiệp, bản thân những người tham gia phải được đào tạo, cung cấp kiến thức và có kỹ năng để làm cho đúng và trúng. Còn những người không được đào tạo thì không nên tham gia, làm theo người khác. Khi các nhà đầu tư bỏ tiền cho doanh nghiệp, họ phải tính toán xem sự đầu tư đó có hiệu quả hay không. Cùng với tiền đầu tư, đó còn là kiến thức quản trị doanh nghiệp, pháp luật, sở hữu trí tuệ, công nghệ… Việc làm này của nhà đầu tư giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có kiến thức, tránh trường hợp chỉ bỏ tiền vào và hy vọng thu lợi nhuận.

Theo các chuyên gia, khoảng 100 người nhận được hỗ trợ khởi nghiệp thì có thể chỉ có 5 - 10 người thành công. Vì vậy, những người khởi nghiệp phải luôn phải sẵn sàng xác định chấp nhận thất bại. Không dễ để thành công, nhưng nếu có bất kỳ sáng tạo nào thì hãy bắt đầu khởi nghiệp. Bởi cái gì cũng có giá trị của nó, dù đó là thất bại, và cơ hội thành công trong khởi nghiệp sẽ luôn đến với người thực sự sáng tạo, dấn thân, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm!

Các tin khác